I. Coin (Crypto currency) là gì:
1 Định nghĩa:
Coin, Crypto hay còn gọi là “Crypto currency” là một dạng tiền mã hóa (Tiền điện tử) hoạt động trên môi trường Internet bằng công nghệ Blockchain.
Các loại tiền mã hóa được thiết kế để hoạt động như một phương tiện trao đổi, nó sử dụng các thuật toán mật mã để bảo mật thông tin và xác minh các giao dịch cũng như kiểm soát việc tạo ra các đơn vị mới của một đồng Coin (Crypto Currency) cụ thể. Do đó các đơn vị giá trị của Crypto được bảo vệ khỏi các hình thức giả mạo hay gian lận, đồng thời che giấu thông tin giao dịch của người dùng.
Các đồng coin có vốn hóa lớn nhất và phổ biến nhất hiện nay lần lượt là BTC (Bitcoin), ETH (Etherum); BNB (Binance Coin); USDT (Tether).
- Lịch sử hình thành:
Năm 2009, một nhóm lập trình tên Satoshi Nakamoto đã cho ra mắt bitcoin (BTC). Đây được xem là đồng Coin (Crypto) đầu tiên trên thế giới. Nhóm Satoshi cho biết, BTC hoạt động như tiền mã hóa mang tính phi tập trung. Điều này có nghĩa BTC không chịu sự kiểm soát của cơ quan, tổ chức hay chính phủ nào.
Bitcoin lần đầu được nhắc đến vào ngày 31 tháng 10 năm 2008 trong bản cáo bạch về giao thức thanh toán ngang hàng của Satoshi Nakamoto. Nó bắt đầu được đưa vào sử dụng từ ngày 3 tháng 1 năm 2009 với khối Bitcoin khởi thủy được ra đời (genesis block).
Ngày 5 tháng 10 năm 2009, lần đầu tiên giá trị của Bitcoin được ấn định trên sàn giao dịch, khởi điểm ở mức 1 đô la Mỹ tương đương 1.309,03 Bitcoin (hoặc 1 Bitcoin = 0,00076 USD). Giá trị này được tính bởi chi phí tiền điện của một máy tính hao tốn khi đào ra Bitcoin.
Cộng đồng phát triển Bitcoin dần dần mất hoàn toàn liên lạc với Satoshi từ giữa năm 2010. Cho tới nay, danh tính chính xác của Satoshi Nakamoto vẫn còn là một ẩn số.
II. Giới thiệu BTC, ETH, BNB, USDT:
- BTC (Bitcoin) là gì:
Bitcoin (Ký hiệu BTC, XBT) là một dạng tiền kỹ thuật số, được tạo ra và nắm giữ dưới dạng điện tử. Không giống như các loại tiền tệ vật chất truyền thống, như đô la hoặc euro, Bitcoin không được in ra. Thay vào đó, Bitcoin được sản xuất bởi những người sử dụng máy tính trên khắp thế giới, sử dụng phần mềm và các thiết bị chuyên dụng để khai thác.
Một sự khác biệt đáng kể khác giữa tiền điện tử và tiền thật là ngân hàng. Mục tiêu nhiệm vụ của Ngân hàng Trung ương là tạo ra sự ổn định tiền tệ. Tuy nhiên, Ngân hàng Bitcoin không tồn tại. Nguyên nhân của việc này là do tự bản thân Bitcoin đã là một ngân hàng. Có một sổ thanh toán độc lập cung cấp thông tin về trạng thái sở hữu của tất cả người dùng và lịch sử giao dịch giữa họ. Hơn nữa, số lượng Bitcoin là có hạn. Điều này cũng hạn chế vai trò của tổ chức giám sát. Chúng ta hãy xem cách thức hoạt động của Bitcoin.
Trong khi các Ngân hàng Trung ương có thể in nhiều tiền hơn khi họ muốn, Bitcoin có số lượng hữu hạn: đến năm 2140 sẽ có 21.000.000 bitcoin được lưu hành. Vì vậy, tương tự như Vàng, nguồn cung của Bitcoin là có hạn. Hơn nữa, lượng Bitcoin được lưu hành như một phần thưởng dành cho những người “đào Bitcoin” giảm theo quy tắc đã được định trước. Cứ mỗi 210.000 khối (trong khoảng 4 năm), phần thưởng dành cho người đào Bitcoin lại giảm đi một nửa. Lúc ban đầu con số này là 50 BTC, sau đó là 25 BTC và vào ngày 10/08/2017 phần thưởng là 12,5 BTC. Những người tiên phong trong việc khai thác Bitcoin có thể kiếm được nhiều nhất, với chi phí thấp nhất. Hiện tại có khoảng 16.500.000 Bitcoin đang lưu hành. Do đó, chỉ còn lại 4.500.000 BTC có thể được khai thác và nguồn cung trong lưu thông sẽ giảm dần, đây là một yếu tố giảm phát quan trọng đối với loại tiền điện tử này.
- Cách vật hành của Bitcoin:
Một người dùng chỉ có thể nhìn thấy lượng Bitcoin trên ví của mình cùng với các kết quả giao dịch.
Về phần công nghệ nền tảng, mạng lưới Bitcoin còn chia sẻ một sổ cái công có tên là “blockchain”. Sổ cái này chứa mọi giao dịch đã từng được thực hiện. Sổ cái lưu giữ số này được bỏ trong các “block”.
Nếu bất kỳ ai cố thay đổi một chữ hoặc số trong các block giao dịch, nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các block theo sau. Sao tính công cộng của sổ cái, sai sót hoặc lừa đảo cũng có thể bị phát hiện và khắc phục bởi bất kỳ ai.
Ví của người dùng có thể xác nhận tính hợp lệ của mỗi giao dịch. Tính xác thực mỗi giao dịch được bảo vệ bởi một chữ ký số tương ứng với địa chỉ gửi đi.
Nhờ quy trình xác minh và dựa trên nền tảng giao dịch bảo mật, có thể mất tới vài phút để hoàn tất một giao dịch BTC. Giao thức Bitcoin được thiết kế sao cho mỗi block có thể mất đến 10 phút để đào lên.
- Các đặc tính của Bitcoin:
* Phi tập trung:
Một trong những mục tiêu chính của Satoshi Nakamoto khi tạo ra Bitcoin là tạo ra sự độc lập khỏi sự kiểm soát của bên thứ ba. Mạng lưới này được thiết kế để mỗi người, mỗi doanh nghiệp cũng như thiết bị sử dụng trong khai thác, xác nhận giao dịch sẽ là những thành phần chính của mạng lưới rộng lớn. Ngoài ra, thậm chí nếu một phần của hệ thống bị sắp, tiền vẫn tiếp tục được lưu thông.
* Ẩn danh:
Ngày nay, các ngân hàng hầu như đều biết mọi thứ về khách hàng của mình: lịch sử tín dụng, địa chỉ, số điện thoại, các thói quen chi tiêu và vân vân. Bitcoin thì hoàn toàn ngược lại, vì các ví điện tử không hề liên kết đến một thông tin cá nhân nào. Và mặc dù có ủng hộ tính ẩn danh không bị theo dõi của BTC, một số những người khác cho rằng loại hình giao dịch này có thể bị tội phạm ma túy, khủng bố hay rửa tiền lợi dụng.
* Tính minh bạch:
Tính ẩn danh của Bitcoin chỉ tương đối, mỗi giao dịch BTC đều được lưu trữ trong Blockchain. Về mặt lý thuyết, nếu địa chỉ ví của bạn được sử dụng công cộng, bất kỳ ai cũng có thể tìm hiểu số dư nếu nghiên cứu kỹ sổ cái blockchain. Tuy nhiên, truy vết một địa chỉ Bitcoin của một người dùng hầu như là không thể.
Những ai muốn giao dịch ẩn danh có thể sử dụng nhiều phương pháp. Có một số loại ví nhất định ưu tính vào tính năng bảo mật bạn có thể tin dùng, nhưng phương pháp đơn giản nhất là sử dụng nhiều địa chỉ kết hợp với chia sẻ rủi ro ra nhiều ví khác nhau.
*Tốc độ cao:
Mạng lưới Bitcoin thực hiện nhiều thanh toán hầu như là ngay lập tức, chỉ tốn vài phút để một người phía bên kia địa cầu có thể nhận được tiền của bạn trong khi phải mất vài ngày đối với hệ thống liên ngân hàng quốc tế hiện tại.
*Không thoái thác:
Một khi bạn đã gửi Bitcoin, không có cách nào có thể lấy lại trừ khi người nhận đồng ý hoàn trả cho bạn. Việc này có thể làm minh chứng thanh toán, nghĩa là bất kỳ ai mà bạn đang giao dịch không thể lừa bạn bằng cách nói rằng họ chưa nhận được tiền
- Có thể làm gì nếu bạn sở hữu Bitcoin:
Vào năm 2009, khi Bitcoin được giới thiệu lần đầu tiên, chúng ta vẫn chưa thể dùng nó vào việc gì. Nhưng hiện tại, bạn có thể mua hầu hết mọi thứ. Ví dụ, các ông lớn như Microsoft và Dell chấp nhận thanh toán BTC cho nhiều dòng sản phẩm và nội dung kỹ thuật số của mình. Bạn có thể mua vé máy bay tại AirBaltic hay Air Lithuania.
Một số các lựa chọn khác như đặt phòng khách sạn hoặc mua hàng, thanh toán hóa đơn nhà hàng, quán bars, đi hẹn hò, mua thẻ quà tặng, đặt cược tiền tại sòng casino hoặc là đóng góp từ thiện. Ngoài ra cũng có một loạt các thị trường trực tuyến buôn bán mọi thứ từ hóa chất cấm cho đến những món đồ xa xỉ cao cấp.
Bitcoin hiện vẫn là một hình thức thanh toán tương đối phức tạp và mới lạ, vì vậy việc chi tiêu bằng đồng này khá hạn hẹp. Song, càng ngày có nhiều hơn các doanh nghiệp từ các shop cà phê nhỏ cho đến các ngành công nghiệp lớn đang chấp nhận thanh toán BTC.
Ngoài ra, do tỷ giá biến động liên tục, Bitcoin đang là một trong những lựa chọn đầu tư béo bở. Mặc dù vẫn chưa ổn định và vẫn chưa được công nhận rộng rãi, giá trị đồng này đã tăng hơn 7 lần so với 3 năm trước đây.
- Làm cách nào để mua Bitcoin:
Bitcoin hiện đang được mua bán ở nhiều sàn giao dịch khác nhau, nhưng bạn cũng có thể mua trực tiếp từ các nhiều loại thị trường khác nhau. Bạn có thể trả bằng tiền mặt, chuyển khoản tín dụng hoặc ghi nợ hoặc thậm chí là mua bằng một loại tiền điện tử khác đang được lưu thông. Nhưng trước tiên nhất, bạn cần một ví Bitcoin.
Có rất nhiều lựa chọn, nhưng các loại ví chính bao gồm ví trực tuyến và phần mềm ví trên đĩa cứng của máy tính cá nhân. Cả hai lựa chọn đều không phải là tuyệt đối an toàn, ổ cứng vẫn có thể hư và ví trực tuyến vẫn có thể bị tấn công bởi hacker. Hiện cũng có một số ví điện tử trên điện thoại di động được đơn giản hóa, những ví lạnh mà không bị ảnh hưởng bởi các lỗi kỹ thuật hoặc các cuộc tấn công.
Và tất nhiên, Bitcoin cũng có ngành công nghiệp khai thác. Chỉ một vài năm trước đây, bất kỳ ai với một máy tính cấu hình mạnh đã có thể đào Bitcoin, nhưng hiện nay thì tình hình đã thay đổi. Bitcoin ngày càng phổ biến, và tỷ suất sinh lời đã khiến nhiều ông lớn dấn thân vào cùng với những thiết bị đào mạnh mẽ. Đó chính là nguyên nhân khiến cho độ khó của blockchain Bitcoin ngày càng tăng, điện năng hao phí để đào một BTC tăng vọt. Ngoài ra, lượng Bitcoin được đào cũng đang giảm đều.
- Ưu điểm của Bitcoin:
*Sự tự do:
BTC được thiết kế với một tư duy tự do. Quan trọng hơn cả là tính độc lập khỏi sự kiểm soát tập quyền bên thứ ba trong các giao dịch. Khi mua một món đồ gì, tiền điện tử hiện tại cũng trở nên tiện lợi ngang tiền pháp định trong những năm gần đây. Đặc biệt nếu bạn đang mua đồ từ một số thị trường deep web thì BTC là hình thức thanh toán hoàn toàn lý tưởng so với các đồng tiền tệ khác.
*Tính tiện lợi cao:
Một trong những đặc thù của tiền là tính tiện lợi, nghĩa là phải dễ mang theo và sử dụng. Vì Bitcoin hoàn toàn là công nghệ kỹ thuật số, tất cả khoản tiền đều được giữ trong một ứng dụng hoặc ví cứng.
Tiền điện tử giúp mọi người tự do gửi và nhận tiền chỉ bằng cách quét mã QR hoặc là thông qua vài bước truy cập ví online. Hầu như không tốn bao nhiều thời gian, phí giao dịch không cắt cổ và tiền đi trực tiếp từ người này sang người khác mà không cần bất kỳ trung gian rườm ra nào. Tất cả bạn cần chỉ là kết nối Internet.
*Được chọn mức phí giao dịch:
Một lợi ích không thể tranh cãi trong mạng lưới Bitcoin là việc tự do chọn mức phí giao dịch hoặc là thậm chí có thể không trả gì. Phí giao dịch được dành cho thợ đào, chỉ sau khi một số block mới được hình thành. Thường thì người gửi sẽ trả toàn bộ phí, khấu trừ phí này vào người nhận có thể bị coi là một giao dịch không hoàn tất.
Phí giao dịch là hoàn toàn tự nguyện và là động lực để thợ đào tiếp tục làm việc. Cơ chế này cũng là nguồn thu nhập chính trong ngành khai thác tiền điện tử, mang lại nhiều tiền hơn cho họ so với ngành công nghiệp đào truyền thống. Các hoạt động đào Bitcoin sẽ dừng lại tại một thời điểm nào đó trong tương lai khi toàn bộ lượng Bitcoin đã được đào lên.
Vì vậy, thị trường tiền điện tử sẽ có một dạng đánh đổi khác đó là chọn giữa chi phí hoặc thời gian chờ đợi giao dịch. Phí giao dịch cao sẽ đồng nghĩa thời gian giao dịch nhanh, trong khi đó một số người dùng có thể chờ đợi để tiết kiệm tiền.
*Không có trong PCI:
PCI viết tắt là Ngành công nghiệp thẻ thanh toán. Các sản phẩm của ngành công nghiệp này là ATM, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, mạng lưới POS và các dịch vụ liên quan. Nó bao gồm tất cả những tổ chức lưu trữ, phát hành thẻ dữ liệu thanh toán. Hiện tại một số quy định bảo mật nghiêm ngặt và hầu hết các hãng thẻ thanh toán đều tham gia.
Khi những quy định thống nhất có thể tốt đối với các công ty lớn, song, hệ thống lại không xem xét cụ thể từng nhu cầu của cá nhân. Khi sử dụng Bitcoin, bạn không cần phải tuân theo các quy chuẩn của PCI. Việc này cho phép người dùng có thể tham gia vào các thị trường nơi mà thẻ tín dụng không có hoặc rủi ro lừa đảo rất là cao.
Vì thế, người dùng hạ thấp phí giao dịch, cơ hội mở rộng thị trường và giảm chi phí vận hành sẽ mở ra.
*Tính bảo mật và kiểm soát:
Người dùng Bitcoin có thể kiểm soát các giao dịch của mình, không ai có thể rút tiền từ tài khoản của bạn mà không nhận được sự ủy quyền. Đối với trường hợp thanh toán, không ai có thể dễ dàng đánh cắp thông tin thanh toán từ doanh nghiệp như thẻ tín dụng truyền thống.
Người dùng BTC cũng có thể bảo vệ tiền của mình bằng cách sao lưu private key. Ngoài ra, các thông tin cá nhân hoặc danh tính cũng được bảo vệ, không bị tiết lộ thông qua quá trình giao dịch.
*Bitcoin Minh bạch và trung lập:
Mỗi giao dịch cũng như thông tin về BTC đều được công khai trên Blockchain. Bạn có thể kiểm tra và sử dụng chúng tính theo thời gian thực. Giao thức BTC được mã hóa, do đó con người hoặc tổ chức không thẻ can thiệp, kiểm soát và chi phối. Mạng lưới này hoàn toàn phi tập trung, không ai hoàn toàn kiểm soát. Vì vậy Bitcoin được cho là một trong những công nghệ trung lập, minh bạch nhất từ trước đến nay.
*Bitcoin không thể làm giả:
Một trong những cách phổ biến nhất để làm giả trong thế giới kỹ thuật số là sử dụng một đồng tiền hai lần, khiến cả hai giao dịch đều mang tính chất lừa đảo. Hiện tượng này được gọi là “double spend” – lặp chi. Để giải quyết vấn nạn này, Bitcoin, khác với những đồng tiền điện tử khác, sử dụng công nghệ Blockchain cùng nhiều cơ chế đồng thuận khác để xây dựng nên một giao thức hoàn chỉnh.
- Nhược điểm của Bitcoin:
*Nghi vấn pháp lý:
Tình trạng pháp lý của Bitcoin tại nhiều quốc gia khác nhau vẫn thực sự chưa rõ ràng. Một số chính phủ thì ủng hộ sử dụng, giao dịch BTC trong khi nhiều nước khác thì lại cấm và đặt BTC ngoài vòng pháp luật vì các đặt điểm trên.
Có rất nhiều quan ngại xoay quanh việc Bitcoin bị các tổ chức tội phạm lợi dụng. Một số tờ báo cho rằng, tính phổ biến của Bitcoin nằm ở các giao dịch phi pháp. Thực tế thì khi trang web thị trường chợ đen Silk Road bị sập, giá trị của Bitcoin lập tức giảm.
*Mức độ công nhận:
Bitcoin được công nhận và hoàn toàn hợp pháp tại nhiều nước, tuy nhiên một vài chính phủ vẫn chưa có khung pháp lý cụ thể đối với loại tài sản này, trong khi số khác thì đã chọn cách ban hành lệnh cấm trong khi xem xét các dự luật cần thiết liên quan.
Đa số các doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ đều quen với BTC. Hầu như không thể cấm tất cả các đồng tiền điện tử.
*Rủi ro mất key:
Key là một mật khẩu hỗn hợp số và chữ dùng để truy cập vào ví Bitcoin. Mất key này đồng nghĩa với việc mất luôn cả ví tiền. Tuy nhiên, hầu hết các ví hiện tại đều có cơ chế sao lưu dự phòng, và rõ ràng người dùng nên làm như vậy trước khi sử dụng ví.
*Tính biến động:
Giá của Bitcoin liên tục tăng và giảm, trải qua nhiều vòng tuần hoàn và nhiều lần vỡ bong bóng giá kinh điển. Sau những lần lập đỉnh giá cao ngất ngưỡng thì giá trị vốn hóa của Bitcoin lại bị thổi bay rất nhanh. Giá trị của Bitcoin không thể dự đoán, giá tăng nhanh và cũng giảm một cách chóng mặt. Đây sẽ là một điểm trừ rất lớn trong mắt các nhà đầu tư.
*Phát triển liên tục:
Tương lai của Bitcoin hiện vẫn chưa xác định rõ ràng. Hiện tại, chính phủ và ngân hàng không thể kiểm soát BTC vì vậy hầu như là không thể quản lý. Tuy nhiên, càng phát triển thì chính phủ các cố gắng đưa nó vào quỹ đạo pháp lý Khi đó một đồng Bitcoin sẽ mất đi bản sắc vốn có và sẽ trở thành một đồng tiện tệ thông thường.
- Khác biệt của Bitcoin với tiền tệ truyền thống:
*Phi tập trung:
Mỗi đồng tiền tệ trên thế giới đều bị chi phối bởi dạng quyền lực. Mọi giao dịch đều phải được thông qua ngân hàng, nơi mà mức phí đôi khi là bất hợp lý và thời gian giao dịch kéo dài giữa hai bên.
Bitcoin, ngược lại, không bị một bên nào kiểm soát, đó là mạng lưới phi tập trung và được thiết kệ dựa trên tính hợp tác và đồng thuận của những người tham gia. Vì vậy, thậm chí khi một phần mạng lưới bị tắt thì giao dịch vẫn được ghi nhận.
*Không thể làm giả:
Bitcoin được thiết kế chống lại việc làm giả. Tính hợp pháp của một đồng Bitcoin sẽ được đảm bảo bởi công nghệ blockchain, cũng như nhiều cơ chế bảo vệ khác nhau được thiết lập trong giao thức.
Hầu hết những đồng tiền tệ truyền thống đều có thể bị giả mạo. Tuy vậy những cá nhân tổ chức kiểm soát hầu như không làm gì để ngăn chặn triệt để vấn đề này.
*Tính bền vững:
Bitcoin không tồn tại ở một dạng vật lý cụ thể, đồng nghĩa với việc nó không thể bị phá hủy. Mỗi Bitcoin về bản chất là vĩnh viễn, không giống như tiền giấy hoặc đồng xu.
*Bút sa, gà chết:
Nếu một ai đó phạm sai sót và gửi tiền đến nhầm ví, họ chỉ còn cách cầu nguyện. Giống nhưu nhiều tính năng khác của Bitcoin, tính không thể đảo ngược sinh ra để chống lừa đảo. Song, không may thay, nếu đó là tiền tệ pháp định thì tất cả bạn cần làm chỉ là nhấc máy gọi điện để khiếu nại.
*Tính chuyển đổi:
Trong khi có một số đồng tiền pháp định như đô la và euro được chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu, thì hầu hết tiền tệ của các quốc gia khác chỉ có thể sử dụng tiền tệ trong phạm vi địa lý của mình. Trái ngược lại, BTC là một tiền tệ trực tuyến, đồng nghĩa môi trường vận hành sẽ là toàn cầu.
- Có nên mua Bitcoin hay không:
Bitcoin khá nổi tiếng với tính biến động không đoán trước. Không hề lạ với những đợt tăng hoặc giảm đột ngột của thị trường này. Vào giữa tháng Mười hai năm 2017, BTC đã đạt đỉnh cao nhất trong lịch sử, vượt mốc 19.850 đô một BTC và sau đó giảm nhanh xuống 12.000 đô chỉ trong thời gian ngắn và hiện tại chỉ được giao dịch ở dưới mức 5.000 đô.
Không thể nói chính xác được giá Bitcoin sẽ đi về đâu trong những năm tới. Có thể theo một giả thuyết thì tất cả sẽ quay lại vạch xuất phát. Cũng có thể thị trường sẽ ổn định ở mức giá hiện tại, có thể sẽ tăng gấp hai gấp ba gấp tư hoặc thậm chí là gấp mười lần. Không ai có thể dự đoán chính xác chuyện gì sẽ xảy ra dù chúng ta hiểu công nghệ này tới đâu hoặc dù phân tích thị trường đã chỉ ra như thế nào.
John McAfee từng rất tự tin vào tương lai sáng lạn của Bitcoin khi liên tục tweet rằng sẽ ăn “phần kín” của mình trên đài truyền hình quóc gia nếu BTC không đạt 500.000 đô trong ba năm tới. Warren Buffett, ngược lại, dự đoán tương lai Bitcoin sẽ “chẳng ra làm sao”.
Trong cộng đồng tiền điện tử, chiến lược đầu tư phổ biến nhất được gọi là hodling (tức là đầu cơ dài hạn). Ngôn từ này xuất phát từ một bài post trên diễn đàn Bitcoin vào tháng 12 năm 2013 của một nhóm người dùng có thể đã “xỉn”. Nội dung là “I AM HODLING”. Sự nhầm lẫn này đã được cộng đồng hưởng ứng và trở thành một từ lóng để chỉ một chiến lược đầu cơ.
Sau cùng, bạn có thể đã nghe nhiều nguồn thông tin khác nhau, nhưng hãy lưu ý rằng: Bitcoin là một khoản đầu tư cực kỳ mạo hiểm, vì vậy đừng bao giờ đầu tư quá nhiều so với khả năng tài chính của mình. Coin68 khuyến cáo bạn chân thành.
III. ETH (Etherum):
- Etherum là gì:
Ethereum là nền tảng điện toán phân tán, mã nguồn mở dựa trên công nghệ chuỗi khối (Blockchain) có khả năng thực thi hợp đồng thông minh (Smart Contract) – tức là điều khoản được ghi trong hợp đồng sẽ được thực thi một cách tự động khi các điều kiện trước đó được thỏa mãn, không ai có thể can thiệp vào. Đồng thời, Ethereum cũng cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng phi tập trung (DApps) và các tổ chức tự trị phi tập trung (DAOs). Trong đó:
Các ứng dụng phi tập trung (DApps – Decentralized Application) là các phần mềm được triển khai độc lập, không nằm trên một máy chủ duy nhất mà được lưu trữ một cách phân tán trên các kho lưu trữ phi tập trung và có thể được viết bằng bất kỳ ngôn ngữ nào.
Các tổ chức tự trị phi tập trung (DAOs – Decentralized Autonomous Organizations) là một tổ chức được vận hành bởi các thành viên dựa trên một bộ quy tắc được mã hóa bằng code. Tất cả các thành viên đều có quyền biểu quyết các quyết định quan trọng của DAOs. Đổi lại, các thành viên tham gia DAOs phải có phần thưởng khi tham gia vận hành DAOs.
- Lịch sử Ethereum:
Ý tưởng ra đời với Mastercoin. Vào tháng 10 năm 2013, Vitalik Buterin là một lập trình viên trẻ và đam mê Bitcoin đã đề xuất một giải pháp cải tiến cho dự án Mastercoin (nay là OmniLayer).
Trong bản đề xuất đó, Vitalik đã đưa ra giải pháp cho phép MasterCoin có thể hỗ trợ được nhiều loại hợp đồng hơn mà không cần phải thêm các tính năng phức tạp.
Mặc dù đội ngũ phát triển Mastercoin rất ấn tượng với bản đề xuất của Vitalik nhưng họ đã không áp dụng giải pháp đó vào dự án của họ.
Vitalik Buterin – cha đẻ của Ethereum
- Khởi đầu của Etherium:
Sau khi MasterCoin không áp dụng giải pháp của mình, Vitalik đã tiếp tục nghiên cứu và nhận ra rằng: Các smart contract có thể được khái quát hóa hoàn toàn.
Vào tháng 11/2013, Vitalik lần đầu tiên chia sẻ bản whitepaper phác thảo của Ethereum. Chỉ có vài chục người có quyền truy cập và đọc trước bản phác thảo này. Sau đó họ đưa ra những phản hồi, giúp cho Vitalik có thể hoàn thiện bản whitepaper cho Ethereum.
Kể từ khi chia sẻ bản whitepaper, Vitalik đã có thêm một người đồng đội cùng tham gia xây dựng Ethereum và người đó chính là: Gavin Wood. Gavin Wood là người đầu tiên chủ động liên lạc với Vitalik và đề nghị giúp đỡ bằng kỹ năng lập trình C++ của mình.
Vào mùa hè năm 2014, Gavin Wood công bố yellow paper cho Ethereum. Cũng trong thời gian này, Vitalik cũng ra thông báo rằng Ethereum sẽ được phát triển bởi tổ chức phi lợi nhuận Ethereum Foundation.
Sau một năm xây dựng và phát triển, vào tháng 06/2015 khối (block) đầu tiên của Ethereum đã được khai thác. Nó đánh dấu sự hình thành chính thức của Ethereum Blockchain – Một trong những chuỗi khối có tầm quan trọng nhất trong toàn bộ hệ sinh thái tiền điện tử hiện nay.
- Sự cố The DAO Hack:
Ethereum hoạt động được tầm 1 năm đã bắt đầu hình thành nên hệ sinh thái cho mình. Trong đó, không thể không nhắc đến dự án The DAO – một quỹ đầu tư theo mô hình tự trị phi tập trung đầu tiên được xây dựng trên Ethereum.
The DAO được thành lập và tiến hành gọi vốn vào tháng 05/2016 với tổng giá trị lên đến 150 triệu đô. Nhưng sau 1 tháng, The DAO đã gặp phải một sự cố cực kỳ nghiêm trọng đến nỗi khiến cho chuỗi khối Ethereum bị chia tách sau này. Sự cố đó mang tên: The DAO Hack.
Vào ngày 17/06/2016, một hacker đã kích hoạt lỗ hổng chia tách (split function) trong mã code của The DAO smart contract. Nó cho phép hacker thành lập một “child DAO” từ The DAO và chuyển đi khoảng 50 triệu đô vào ví của “child DAO“.
Trong smart contract của The DAO quy định rằng: Số tiền trong ví sẽ phải bị khoá 28 ngày trước khi chủ sở hữu ví chính thức có quyền sử dụng.
Vì được chia tách từ The DAO nên “child DAO” sẽ có cùng cấu trúc smart contract với The DAO. Do vậy, 50 triệu đô trong ví của “child DAO” phải chờ 28 ngày trước khi hacker có toàn quyền sử dụng số tài sản này.
Sự cố The DAO Hack với khoảng thiệt hại lên đến 50 triệu đô
Đứng trước tình cảnh đó, Vitalik không thể đứng nhìn hình ảnh Ethereum xấu đi trong mắt của cộng đồng. Vitalik đã có giải pháp thông qua bản đề xuất soft fork, ngăn chặn tất cả các giao dịch từ địa chỉ ví của The DAO và “child DAO“. Đồng thời kêu gọi các thợ đào (miners) vẫn xác nhận giao dịch như bình thường và sẵn sàng cài đặt khi bản soft fork được thông qua.
Việc cập nhật bản soft fork đã làm cho hacker không thể rút tiền sau 28 ngày chờ đợi. Giai đoạn 1 đã hoàn thành bằng cách đóng băng số tiền trong ví của “child DAO“. Vậy thì làm thế nào để lấy lại tiền từ ví “child DAO“?
- Hard Fork Ethereum:
Trước khi bản soft fork được thông qua vài tiếng, một vài thành viên trong cộng đồng đã phát hiện một lỗi khiến cho mạng lưới của Ethereum đối mặt với nguy cơ bị tấn công DoS (tấn công dịch vụ).
Để bảo vệ mạng lưới, cộng đồng Ethereum đã đồng ý với lựa chọn duy nhất là: The Hard Fork Ethereum – thay đổi các quy tắc, luật lệ đang được áp dụng trên chuỗi khối của Ethereum khiến cho các khối (block), giao dịch được xác nhận bởi quy tắc cũ trở nên không hợp lệ.
Hard fork chính là phương án cuối cùng để vừa có thể lấy lại được khoảng tiền bị lấy cắp ở “child DAO”, vừa giúp cho mạng lưới Ethereum tránh khỏi nguy cơ bị tấn công DoS. Cả cộng đồng Ethereum đã quyết định tiến hành hard fork tại khối 1,920,000. Đây là khối block trước khi “child DAO” tách ra khỏi The DAO.
Mặc dù lấy lại được số tiền bị mất nhưng hệ quả của việc hard fork đã khiến cho mạng lưới của Ethereum đã chia làm hai – Ethereum và Ethereum Classic.
- Cách hoạt động của Ethereum Blockchain:
Trước khi hiểu về Ethereum, anh em cần phải hiểu về cách Blockchain hoạt động như thế nào.
Về cơ bản, Blockchain của Ethereum cũng tương tự như các Blockchain khác, nó được cấu thành bởi mạng lưới các máy tính hay còn gọi là Nodes.
Để tham gia vào mạng lưới, các nodes cần cài đặt phần mềm Ethereum Client như Geth, Parity,…
Khi cài đặt Ethereum Client, đồng nghĩa với việc các nodes sẽ phải chạy một chương trình máy ảo là Ethereum Virtual Machine (EVM). EVM sẽ chịu trách nhiệm thực thi các Smart Contract (hợp đồng thông minh).
Khi các nhà phát triển muốn xây dựng ứng dụng phi tập trung (dapps) trên Ethereum, họ cần phải triển khai các smart contract thông qua ngôn ngữ lập trình Solidity.
Cách hoạt động của Máy ảo Ethereum (EVM) trên Ethereum Blockchain
Và để kích hoạt việc thực thi các hoạt động như smart contract, lệnh giao dịch… mạng lưới cần đến một lượng phí gọi là “Gas”. Phí Gas trong mạng Ethereum sẽ được thanh toán bằng đồng tiền kỹ thuật số gọi là Ether (Ξ hay ETH).
Khi giao dịch được thực thi, đây là lúc cần đến việc xác nhận giao dịch đó có hợp lệ hay không. Trong mạng của Ethereum, thành phần đảm nhiệm việc xác nhận giao dịch này có tên – Miner Node.
Để mạng lưới vận hành độc lập, nhất quán các miner nodes phải tuân theo luật đồng thuận là Consensus (hay còn gọi là cơ chế đồng thuận). Ethereum sử dụng cơ chế đồng thuận tên là Proof of Work (PoW – bằng chứng công việc), tức là các miner nodes phải chứng minh được công việc họ đã hoàn thành và thông báo đến toàn mạng lưới. Sau đó, các miner nodes khác trong mạng lưới sẽ xác nhận xem bằng chứng này là có hợp lệ hay không. Công việc ở đây có thể là:
Tạo ra block mới bằng cách tìm ra lời giải thông qua thuật toán – Ethash.
Xác nhận giao dịch trên mạng lưới.
Khi bằng chứng được thông qua (tức hợp lệ), dữ liệu giao dịch sẽ được ghi vào Blockchain của Ethereum và không thể thay đổi.
- ERC20 là gì:
ERC20 là bộ danh sách các quy tắc, quy định chung dành cho việc phát hành các token trên nền tảng Ethereum, được Vitalik Buterin đề xuất lần đầu tiên vào tháng 06/2015.
Sự ra đời của tiêu chuẩn ERC20 đã giúp cho các nhà phát triển có một chuẩn chung khi triển khai các Fungible Token trên nền tảng Ethereum. Đồng thời, ERC20 khiến cho việc tạo một token trên chuỗi khối của Ethereum dễ dàng hơn bao giờ hết. Điều đó, kết hợp với sự bùng nổ của phong trào gọi vốn ICO vào năm 2017.
Dưới đây là bộ quy tắc của ERC20, với 6 quy định bắt buộc và 3 quy định không bắt buộc.
* 6 quy tắc bắt buộc, gồm:
totalSupply: Tổng số mã token được phát hành.
balanceOf: Kiểm tra số dư token trong mỗi ví Ethereum.
transfer: Chức năng này sẽ quản lý việc chuyển token vào địa chỉ ví người dùng.
transferFrom: Cho phép người nắm giữ token có thể trao đổi với nhau.
approve: Kiểm tra từng giao dịch và so sánh với tổng nguồn cung để đảm bảo không thiếu hoặc thừa token.
allowance: Kiểm tra số dư token nhằm biết địa chỉ ví có đủ token để chuyển hay không.
* 3 quy tắc không bắt buộc, gồm:
Token Name: Tên token.
Symbol: Mã token.
Decimal (up to 18): Số thập phân nhỏ nhất.
Để kiểm tra thông tin các quy tắc cơ bản của một token cụ thể theo ERC20. Anh em làm theo các bước sau:
Truy cập vào Etherscan, tìm mã token mà mình muốn xem.
Sau đó bấm sang tab Read Contract, tại đây anh em sẽ thấy đầy đủ thông tin bắt buộc của token đó.
Ví dụ như hình bên dưới là Konomi (KONO):
- So sánh Ethereum Vs. Bitcoin:
Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa Ethereum và Bitcoin là tầm nhìn của 2 Blockchain này.
Trong khi Bitcoin được thành lập với tầm nhìn trở thành hệ thống thanh toán ngang hàng (Peer-to-Peer), thì Ethereum lại có tầm nhìn trở thành nền tảng giúp cho việc phát triển Dapps trở nên dễ dàng hơn.
Tìm hiểu thêm về Bitcoin là gì kèm theo tất cả các thông tin chi tiết về lịch sử hình thành, tính chất, cơ chế hoạt động và cách đầu tư Bitcoin!
Ngoài ra, như đã thấy trên bảng so sánh, về mặt kỹ thuật (technical) Ethereum và Bitcoin còn có một số điểm khác nhau như:
Tổng cung: Trong khi tổng cung của Bitcoin cố định là 21 triệu BTC, thì Ethereum lại không cố định tổng cung.
Thuật toán: Mặc dù giống nhau về cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW), nhưng Ethereum sử dụng thuật toán Ethash, khác với Bitcoin (SHA-56).
Transaction per seconds: Tốc độ giao dịch của Bitcoin chỉ đạt khoảng 7 TPS/giây, con số này của Ethereum rơi vào khoảng 20-25 TPS/giây, gấp gần 3 lần so với Bitcoin.
Cách thức xuất hiện lần đầu tiên: Bitcoin đầu tiên xuất hiện sau khi Satoshi Nakamoto khai thác khối block đầu tiên (Genesis Block) của chuỗi khối Bitcoin. Trong khi đó, Ethereum xuất hiện thông qua hoạt động gọi vốn ICO sau khi pre-mine (đào trước) gần 72 triệu ETH.
Người tạo lập: Nhà sáng lập của Bitcoin là Satoshi Nakamoto, một cá nhân hoặc tổ chức ẩn danh. Còn nhà sáng lập của Ethereum là Vitalik Buterin, một lập trình viên người Canada (định danh).
- Các tổ chức của Ethereum:
Đây là các tổ chức có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy toàn bộ hệ sinh thái của Ethereum phát triển. Trong đó, gồm 3 tổ chức sau:
Ethereum Foundation: Đây là tổ chức phi lợi nhuận chịu trách nhiệm phát triển các tính năng của Blockchain Ethereum. Nó được thành lập vào năm 2014 và có trụ sở hoạt động tại Thuỵ Sĩ.
Enterprise Ethereum Alliance: Đây là tổ chức sẽ chịu trách nhiệm thúc đẩy, mở rộng việc sử dụng công nghệ chuỗi khối Ethereum cho TẤT CẢ các doanh nghiệp.
Consensys: Đây là công ty có tầm quan trọng đối với Ethereum nói riêng và Crypto nói chung. Đối với Ethereum, Consensys giống như nơi ương mầm cho các dự án chạy trên nền tảng của Ethereum.
- Có nên đầu tư ETH không:
Để trả lời cho câu hỏi triệu đô này. Anh em cùng mình đi phân tích những trường hợp sử dụng có thể ảnh hưởng đến giá của ETH. Từ đó, anh em sẽ có cái nhìn, đánh giá về ETH trước khi xuống tiền đầu tư vào nó.
Để trả lời cho câu hỏi triệu đô này. Anh em cùng mình đi phân tích những trường hợp sử dụng có thể ảnh hưởng đến giá của ETH. Từ đó, anh em sẽ có cái nhìn, đánh giá về ETH trước khi xuống tiền đầu tư vào nó.
* Phí giao dịch:
ETH được dùng để trả phí giao dịch trong mạng lưới của Ethereum. Phí giao dịch sẽ thuộc vào các thợ mỏ khai thác ETH trong mạng lưới Ethereum. Để tổng lượng phí giao dịch tăng thì lượng giao dịch phải tăng, và điều này được thể hiện qua xu hướng của số lượng Dapps phát triển trên nền tảng của Ethereum.
Nhưng, cho dù tổng phí giao dịch tăng mạnh cũng không thật sự ảnh hưởng đến giá của một dự án có giá trị hàng chục tỷ đô. Thật sự quá chênh lệch, khi mỗi ngày tổng phí trong mạng của Ethereum khoảng 64 nghìn đô, trong khi tổng giá trị của ETH lên đến 16 tỷ đô.
Đấy là chưa kể trường hợp thợ mỏ sẽ bán phí thu được để trang trải chi phí cho hoạt động khai thác ETH của họ.
* Phần thưởng khối:
ETH là phần thưởng khối trong mạng Ethereum. Đây chính là điều khiến cho nhiều người tham gia khai thác ETH sẽ làm tăng hashrate, dẫn đến mạng lưới Ethereum được đảm bảo an toàn.
Phần thưởng hiện tại của Ethereum là 2 ETH/block. Ước tính năm 2020 sẽ có khoảng 4.8 triệu ETH được khai thác. Sau khi khai thác được ETH, các thợ mỏ sẽ phải bán ETH ra thị trường để thanh toán các chi phí hoạt động như điện, chi phí bảo trì máy, lương nhân viên,…
Như vậy, anh em thấy việc khai thác ETH là một trường hợp khiến cho nguồn cung ETH lưu thông trên thị trường tăng lên khoảng 4.8% vào năm 2020.
* Bối cảnh hiện tại
Năm 2021 là một năm đánh dấu việc được chấp nhận của Crypto với thế giới, khi bắt đầu có quốc gia chấp nhận thanh toán bằng BTC. Chưa dừng lại đó, các quỹ thi nhau mua Crypto làm tài sản đầu tư, có thể kể đến như Microstrategy, Grayscale,… Và ETH cũng là một ưu tiên hàng đầu của họ. Nên đây cũng là một cơ sở vững chắc cho việc tăng trưởng của ETH.
Ngoài ra, ETH được ví như nguồn gốc của DeFi, khi gần như những cái tên hàng đầu của DeFi là Uniswap, MakerDAO, Sushiswap,… đều thuộc mạng lưới Ethereum. Và nếu DeFi là tương lai của thế giới, ETH sẽ là tài sản rất quan trọng vì những công dụng của nó.
Tìm hiểu thêm về DeFi là gì, bản chất của DeFi cũng như tiềm năng và các cơ hội đầu tư với DeFi trong tương lai.
Giao dịch và mua bán ETH ở đâu?
Anh em có thể mua bán ETH ở các sàn giao dịch, trong Crypto sẽ có 2 loại sàn:
Sàn tập trung (CEX): Là sàn giao dịch có một bên thứ 3 đứng ra kiểm soát và làm cầu nối để trao đổi các tài sản crypto. Thường thì anh em phải tạo tài khoản có ID và password để đăng nhập nhằm tuần theo qui định KYC (Know your customer ) của chính phủ. Ví dụ: Binance, Huobi, Bittrex, Gate.io, Kucoin, BitMax,…
Sàn phi tập trung (DEX): Là sàn giao dịch được xây dựng & hoạt động một cách phi tập trung dựa trên nền tảng của blockchain. Sàn DEX khác với sàn CEX ở chỗ, người dùng có thể giao dịch, trao đổi đồng coin ngay trên ví của họ, mà không cần phải di chuyển ra ngoài, chỉ khi người dùng được cấp phép thì giao dịch mới xảy ra. Private key do người dùng nắm giữ. Ví dụ: Uniswap, Sushiswap,…
- Lưu trữ ETH ở đâu:
*Ví Ethereum là gì?
Ví Ethereum là công cụ cho phép người dùng tạo địa chỉ ví Ethereum để lưu trữ các token được phát hành trên chuỗi khối của Ethereum, bao gồm cả ETH.
Địa chỉ Ví Ethereum
Đây là một chuỗi ký tự, thông thường sẽ được bắt đầu bằng ký tự “0x” và có thể tra cứu trên công cụ Etherscan. Để truy cập vào địa chỉ ví Ethereum, anh em cần phải có chuỗi ký tự gọi là Private Key.
Private Key trên Blockchain sẽ không thay đổi được, mỗi địa chỉ ví sẽ chỉ có 1 private key cố định. Vì thế, anh em cần phải lưu giữ private key cẩn thận và không cho một ai biết được chuỗi ký tự này. Anh em cứ nghĩ đơn giản:
Địa chỉ ví Ethereum như là tài khoản ngân hàng.
Private Key chính là mật khẩu của tài khoản ngân hàng.
Ví dụ về địa chỉ ví Ethereum: 0xBE0eB53F46cd790Cd13851d5EFf43D12404d33E8 – là một trong những ví Ethereum của sàn Binance.
Anh em copy địa chỉ ví này vào Etherscan sẽ có thể tra được tất cả các lịch sử giao dịch của địa chỉ ví này.
Thông tin về lịch sử giao dịch của một địa chỉ ví Ethereum trên Etherscan
Các loại ví Ethereum phổ biến để lưu trữ ETH
Ví Ethereum được chia làm 4 loại phổ biến, gồm:
Paper Wallet: Đúng với tên gọi, đây là loại ví Ethereum có tất cả các thông tin quan trọng như chuỗi Private Key, Public Key và địa chỉ ví được in lên giấy. Mặc dù, có ưu điểm sẽ không bị hack hoặc biến mất khi điện thoại, thiết bị của anh em bị mất. Song, ví giấy rất khó sử dụng khi giao dịch và dễ bị hư hỏng, đốt cháy, phá huỷ.
Ví giấy lưu trữ các thông tin về địa chỉ ví và Private Key
Hardware Wallet: Đây là loại ví lưu trữ Private Key trong một thiết bị phần cứng, rất dễ sử dụng và an toàn. Muốn sử dụng ví này, người dùng cần phải dùng tiền để mua. Một số ví cứng lưu trữ Ethereum uy tín: Ledger Nano S, Ledger Nano X, Trezor, KeepKey.
Một số ví cứng trên thị trường Crypto hiện nay
Software Wallet: Đây là loại ví lưu trữ Ethereum trên ổ cứng của máy tính hay điện thoại. Dễ sử dụng nhưng cũng dễ bị hacker tấn công và không bảo mật bằng ví cứng
Lưu ý để bảo mật ETH an toàn nhất
Như anh em có thể thấy, trong các ví lưu trữ Ethereum an toàn nhất là ví cứng nhưng lại không tiện dụng. Trong khi, các loại ví mobile, web rất tiện dụng nhưng dễ bị tấn công, đánh cắp private key.
Dưới đây là một số tips về bảo mật để anh em có thể lưu trữ Ethereum một cách an toàn nhất có thể.
Back-up các thông tin quan trọng
Không lưu private key, seed phrase trên phần mềm máy tính mà anh em nên lưu offline như ghi ra giấy (ghi ra nhiều bản) và cất nó ở nơi dễ nhớ, không thể mất.
Tránh site scam
Kiểm tra kỹ địa chỉ website các ví Ethereum trước khi thực hiện đăng nhập vào địa chỉ ví Ethereum.
Không nhấp vào quảng cáo search trên google tránh bị vào website giả mạo.
Trước khi thực hiện giao dịch luôn kiểm tra kỹ địa chỉ mà anh em chuyển tiền đến. Một khi chuyển đi rồi thì không có cách gì khiến giao dịch ngừng hoặc trở lại.
Tránh bị hack, keylog, virus
Không đăng nhập vào địa chỉ ví Ethereum bằng WiFi công cộng như các quán cafe, trà sữa, khách sạn…
Không truy cập vào những website, đường link lạ tránh bị keylock, virus.
Luôn sử dụng bảo mật Two-Factor Authenticator (2FA) cho ứng dụng ví Ethereum.
Lời Kết
Như vậy là chúng ta đã nắm được Ethereum là gì và tất cả các thông tin về đồng coin ETH. Hy vọng từ những thông tin đã được cung cấp ở trong bài viết, anh em có thể tự mình nhận ra về cơ hội lẫn rủi ro trước khi đưa ra quyết định đầu tư Ethereum, ETH.
IV. BNB là gì:
BNB là tiền mã hóa của hệ sinh thái BNB Chain (trước đây là Binance Smart Chain – BSC). Là một trong token phổ biến nhất thế giới (vón hóa đứng sau Bitcoin (BTC), Ethereum(ETH), Tether (USDT). Người dùng nắm giữ BNB không chỉ giao dịch BNB như các loại tiền mã hóa khác như BTC, ETH, DOGE… mà còn có thể sử dụng token này trong nhiều ứng dụng khác để gia tăng tài sản trên sàn Binance, như Binance Earn.
- Lịch sử ra đời BNB:
BNB được ra mắt thông qua ICO (Initial Coin Offering – đợt phát hành tiền ảo lần đầu) diễn ra từ 26/6 đến 3/7/2017 – 11 ngày trước khi Sàn giao dịch Binance có phiên giao dịch đầu tiên. Giá phát hành tại thời điểm đó là 1 ETH = 2.700 BNB hoặc 1 BTC = 20.000 BNB. BNB chỉ có giá tương đương khoảng $0,15/BNB.
Ngày 15/02/2022, Binance thông báo về việc kết hợp 2 mạng lưới blockchain của Binance là Binance Chain và Binance Smart Chain (BSC) trở thành BNB Chain. Đồng thời, Binance cũng đã thay đổi tên token gốc – BNB (trước đây là Binance coin), thành BNB (Build and Build). Việc thay đổi này là cho thấy Binance muốn tách token BNB ra khỏi hệ sinh thái Binance, để token BNB có điều phát triển hơn nữa, vượt ra khỏi giới hạn chỉ là token của Binance. Nói nôm na, Binance thay đổi tên token từ Binance coin thành BNB, nhằm tạo điều kiện cho Binance phát triển vượt khỏi cái bòng là coin sàn Binance, Token của hệ sinh thái BSC…
BNB là token blockchain gas của mạng lưới blockchain BNB Chain.
Tổng cung ban đầu là 200 triệu BNB, trong đó:
- 50% tổng cung (100 triệu BNB) đã được phát hành ra thị trường trong đợt ICO.
- 40% tổng cung (80 triệu BNB) thuộc về đội ngũ developer của Binance
- 10% tổng cung (20 triệu BNB) dành cho Angel Investors
Binance Coin là gì
BNB ban đầu được phát hành dưới dạng token ERC-20, chạy trên nền tảng blockchain của Ethereum, với tổng nguồn cung là 200 triệu BNB.Trong đó:
- 50% tổng cung (100 triệu BNB) đã được phát hành ra thị trường trong đợt ICO.
- 40% tổng cung (80 triệu BNB) thuộc về đội ngũ developer của Binance
- 10% tổng cung (20 triệu BNB) dành cho Angel Investors
- Sự kiện đốt coin BNB:
Tuy tổng cung ban đầu là 200 triệu BNB, nhưng, tổng cung hiện tại của BNB chỉ là 163,276,975 BNB.Trong đó, phải kể đến việc Binance đã đốt BNB trong quỹ của mình. Quá trình đốt BNB này, sẽ diễn ra liên tục hàng quý cho đến khi tổng cung BNB chỉ còn 100 triệu Binance coin.
Lưu ý: việc đốt coin là xóa bỏ vĩnh viễn coin đó, tức là chúng không còn được lưu hành trên thị trường. Việc làm này dẫn đến tổng cung của coin sẽ giảm. Một trong những lý do của việc làm này là GIẢM lạm phát xuống mức thấp, nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng cho BNB. Tất cả các sự kiến đốt coin này đều được ghi lại dưới dạng giao dịch trên blockchain, nghĩa là chúng minh bạch 100%. Và bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào việc xác minh số coin bị burn này. Ngay sau khi sự kiện Coin Burn hàng quý diễn ra, Binance sẽ đưa ra thông báo chính thức về số lượng BNB đã được đốt trên website, tweeter … để bất kỳ ai quan tâm đều có thể nắm thông tin. Lần đốt BNB gần đây nhất là vào ngày 19/04/2022, đã có 1,830,382 (giá trị tương đương $772,363,806 USD) BNB bị đốt. Link sự kiện
(Hình ảnh lần đốt BNB thứ 19 diễn ra vào ngày 19/04/2022)
Ngày 22/10/2021, Binance đề xuất cơ chế đốt BEP-95 nhằm giúp đồng BNB giảm phát (giảm nguồn cung), đồng thời sẽ làm tăng giá trị mỗi đồng BNB lên. Cơ chế này sẽ giúp đốt (loại bỏ) lượng BNB dùng để làm phí gas. Nói dễ hiểu là, khi giao dịch trên hệ sinh thái Binance Smart Chain BSC (tên trước khi đổi sang BNB Chain), người dùng phải dùng BNB làm phí gas khi mua bán coin/token. Cơ chế BEP-95 của Binance sẽ giúp đốt BNB trực tiếp trên mỗi giao dịch này. Bên cạnh kế hoạch đốt coin BNB hàng quý của Binance là BNB Chain trích 20% lợi nhuận để mua lại BNB và đốt vĩnh viễn nó, nhằm giảm nguồn cung của BNB trên thị trường xuống còn 100 triệu token BNB. Thì cơ chế BEP-95 này sẽ giúp cho kế hoạch đốt BNB diễn ra nhanh hơn. Nhằm mục đích cuối cùng là tăng giá trị của đồng BNB lên.
- BNB Chain là gì:
Ban đầu, Binance Coin (BNB) được thiết kế dựa trên nền tảng blockchain của Ethereum theo tiêu chuẩn ERC-20. Nhưng, sau đó Binance coin đã được chuyển sang tiêu chuẩn BEP-2 theo tỷ lệ 1: 1. BEP-2 BNB là coin gốc của Binance Chain, được công bố vào ngày 18/4/2019
Vào tháng 9/2020, Binance đã ra mắt Binance Smart Chain (BSC), một mạng lưới blockchain chạy song song với Binance Chain. Điều này có nghĩa là bây giờ bạn có thể tìm thấy BNB ở ba dạng khác nhau:
- BNB BEP-2 trên Binance Chain (blockchain mới do Binance tạo ra)
- BNB BEP-20 trên Binance Smart Chain.
- BNB ERC-20 trên mạng Ethereum.
Ngày 15/02/2022, Binance thông báo quy kiện quy về một mối: Binance Chain và Binance Smart Chain (BSC) trở thành BNB Chain. BNB Chain gồm:
- BNB Beacon Chain(Trước là Binance Chain) – BNB Chain quản trị (staking, bình chọn)
- BNB Smart Chain(BSC – Binance Smart Chain) – Tương thích EVM, các lớp đồng thuận cùng các hub cho nhiều chuỗi.
Theo Binance, việc thay đổi này sẽ mang lại nhiều cải tiến, từ đó sẽ giúp ích cho người dùng, dự án và giúp nhà phát triển kết nối với cộng đồng BNB Chain hơn nữa.
BNB Chain sẽ đi chuyên sâu vào mảng GameFi, SocialFi và Metaverse. Cụ thể:
- Mở rộng quy mô từ một chuỗi (one chain) sang nhiều chuỗi (multi-chain)
- Tăng cường thông lượng của BSC
- Giới thiệu cơ chế quản trị trên chuỗi
- Cải thiện các giải pháp mở rộng quy mô và mở rộng validator của BSC từ 21 lên 41 (với 20 validator có chức năng như nhà sản xuất block ứng viên)
Mua BNB ở đâu?
Các bạn có thể mua bán BNB ở các sàn giao dịch tiền số uy tín sau:
- Sàn Binance, là sàn giao dịch tiền kỹ thuật số lớn nhất thế giới BINANCE
- SànHUOBI
- Sàn KUCOIN
- Sàn REMITANO
Lưu ý: Hãy bookmark các link này trên trình duyệt web của bạn để đăng nhập ở các lần sau. Việc đăng nhập link rác sẽ có nguy cơ mất tài sản.
- BNB được sử dụng để làm gì:
- Thanh toán phí giao dịch trên sàn giao dịch tập trung (CEX) Binance và sàn phi tập trung (DEX) Binance Liquid Swap
- Mua bán hàng hóa và dịch vụ ở cả hai hình thức: trực tuyến và mua tại cửa hàng (ví dụ: sử dụng Thẻ Binance hoặc Binance Pay);
- Đặt khách sạn, chuyến bay tại Travala.com
- Tokens tiện ích cộng đồng (Community utility token) trên hệ sinh thái Binance Smart Chain (ví dụ như game và DApps);
- Tham gia bán tokens được lưu trữ trên Binance Launchpad;=> bỏ=>Tham gia vào các sản phẩm tài chính của sàn Binance: Binance Earn (gửi lãi tiết kiệm, staking… để gia tăng tài sản thụ động), Binance Launpad (mua token lần đầu giới thiệu ra người dùng, ROI cao, ví dụ: $GMT (STEPN), giá launchpad là 0.01, giá đỉnh là $)…
- Quyên góp cho Quỹ Binance
- Cung cấp thanh khoản trên Binance Liquid Swap.
- Cơ hội đầu tư vào BNB
Theo tính toán từ Binanance, đã có hàng triệu BNB đã được dùng để thanh toán chi phí du lịch, mua sắm hàng hóa, cho vay, dùng làm phần thưởng, để tạo các hợp đồng thông minh smart contracts và nhiều mục đích giao dịch khác nữa.
Riêng về khoản, dùng BNB để thanh toán phí giao dịch: chỉ trên sàn giao dịch Binance, đã có khoảng 2 triệu người dùng đã sử dụng BNB để thanh toán phí giao dịch với tổng trị giá hơn 40 triệu BNB trên hơn 127 tỷ lệnh giao dịch.
Binance cho hay: Khi giao dịch tiền điện tử trên Sàn giao dịch Binance, mỗi giao dịch sẽ phải chịu một khoản phí tiêu chuẩn là 0,1% (phí giao dịch được xác định bởi khối lượng giao dịch hàng tháng và lượng BNB nắm giữ của bạn). Bạn có thể thanh toán phí giao dịch bằng tài sản (coin) mà bạn đang giao dịch hoặc bằng Binance coin. Nếu bạn chọn thanh toán bằng BNB, bạn sẽ được giảm thêm phí giao dịch.
Do đó, nếu bạn mua bán coin thường xuyên trên Binance, thì hãy cân nhắc việc mua một ít BNB để ở ví sàn và sử dụng chúng để thanh toán phí giao dịch. Cũng cần lưu ý: Binance Futures sẽ có mức phí giao dịch hơi khác. Tuy nhiên, theo bảng phân phối Exchanges Fees trên sàn Binance (Binance Exchange) bên dưới, thì từ năm 2021 Binance đã ngừng việc giảm phí giao dịch. Tuy nhiên, các bạn yên tâm, sàn Binance vẫn là sàn có mức phí giao dịch THẤP nhất hiện nay rồi.
- Các thắc mắc khác về BNB:
* Làm sao để đào BNB (Binance coin)?
Đối với Binance Chain, việc xác nhận giao dịch, tạo block mới do các Validators phụ trách. Các Validators này có thể là cá nhân hoặc tổ chức và họ sẽ được nhận phần thưởng là phí giao dịch. Vì vậy, không thể đào BNB được, nhưng vẫn có nhiều cách để có được BNB
* Có nên đầu tư BNB?
Đây là câu hỏi khó trả lời ?
Mình tin rằng nếu dành thời gian tìm hiểu về BNB, về backer, tokenomic, cơ chế đốt, ứng dụng của BNB… Các bạn sẽ tự có quyết định có nên đầu tư hay không.
* Các loại Ví lưu trữ BNB nào an toàn?
Bởi vì BNB là coin Top 4 thế giới, nên tất nhiên có khá nhiều ví (ví lạnh và ví nóng) hỗ trợ lưu trữ Binance coin một cách an toàn như ví online Coin98, ví online Trust wallet, ví online Coinbase, ví nóng Ledger Nano S/X… Trong đó, Ví Trust wallet là thành viên khác trong hệ sinh thái của Binance. Bạn đã hiểu tại sao mình gọi là Hệ sinh thái khổng lỗ Binance chưa?
Trong hệ sinh thái này, đang gồm: BNB, ví lưu trữ Trust wallet, sàn giao dịch Binance Exchange, sàn giao dịch phi tập trung Binance Dex, Blockchain mới là Binance Chain, phụ trách phát triển token Binance Lauchpad,… và ngày càng phát triển. Một điểm đáng chú ý nữa là ví Trust chỉ có trên ứng dụng smartphone, nếu muốn sử dụng ví, các bạn phải vào tải về điện thoại chứ chưa có trên web như các ví khác.
V. USDT là gì:
USDT (hay Tether coin) là đồng tiền điện tử có giá trị được đảm bảo bằng USD theo tỷ lệ 1:1 do Tether Operation Limited phát hành vào năm 2014.
Tỷ lệ 1:1 có nghĩa là mỗi một USDT sẽ có giá trị tương ứng với 1 USD (đô la Mỹ), điều này giúp tăng tính thanh khoản và giảm thiểu tầm ảnh hưởng của sự biến động giá đến USDT trong thị trường Crypto.
Đồng USDT ban đầu được phát triển dựa trên công nghệ Blockchain của Bitcoin thông qua lớp giao thức Omni, đây là nền tảng giúp người dùng có thể chuyển đổi, lưu trữ, tạo ví và mua bán trao đổi USDT.
Hiện USDT là đồng Stablecoin phổ biến nhất trên thị trường Cryptocurrency với mức vốn hoá lên tới hơn 60 tỷ USD. Tuy đã xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường Stablecoin như USDC, BUSD, DAI,… nhưng đây vẫn là đồng stablecoin chiếm thị phần lớn nhất (lên tới hơn 60%), bỏ xa vị trí số 2 là USDC với chỉ khoảng 20%.
Thống kê tổng vốn hóa các đồng Stablecoin trên thị trường Crypto.
* USDT được dùng để làm gì?
Tương tự như các đồng coin/token khác, USDT được dùng để lưu trữ, giao dịch và trao đổi thành các đồng coin khác trong thị trường.
Đặc biệt hơn nữa, Tether tạo ra đồng USDT nhằm mục đích khắc phục hạn chế trong vấn đề về thanh toán của các loại tiền tệ hiện nay (cả tiền điện tử và tiền pháp định), cụ thể:
- Tiền pháp định: Tất cả các thông tin của người dùng trong quá trình giao dịch đều phải công khai, đặc biệt là khi giao dịch giữa các quốc gia, tốc độ giao dịch sẽ bị chậm và phát sinh thêm nhiều loại phí như: phí chuyển đổi ngoại tệ, phí chênh lệch, phí gửi,…
- Tiền điện tử: Không có tính ổn định, giá có thể bị biến động với độ lớn tùy thuộc vào tình hình thị trường và giá Bitcoin, phí giao dịch cao.
USDT giúp giải quyết hoàn hảo các vấn đề đó bằng cách:
- Neo giá trị của mình với USD theo tỷ lệ 1:1 ⇒ Đảm bảo tính ổn định.
- Được phát triển dựa trên công nghệ Blockchain ⇒ Việc chuyển tiền tệ giữa các quốc gia trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí cũng như đảm bảo tính bảo mật người dùng.
Ngoài ra, nhờ vào đặc tính ổn định của mình mà trong thời kỳ khủng hoảng của thị trường, khi Bitcoin và các động Altcoin khác đều bị ảnh hưởng và biến động mạnh, thì USDT được xem là một hầm trú ẩn an toàn để đảm bảo cho tài sản của người dùng không bị tổn thất nhiều.
1. Tổng quan về Tether
* Tether là gì?
Tether là nền tảng cho phép các loại tiền tệ pháp định (Fiat) được sử dụng trên Blockchain, thông qua việc phát hành các Tether coin/token có giá trị tương đương. Nền tảng Tether được thành lập và phát triển bởi công ty Tether Limited có trụ sở tại Hong Kong vào năm 2014.
Tether Token (ký hiệu: ₮) là loại tiền điện tử có giá trị được đảm bảo 100% bằng các loại tiền tệ Fiat (tiền pháp định) theo tỷ lệ 1:1 do công ty Tether Operation Limited phát hành. Một Tether Token (₮) có giá trị bằng 1 đơn vị tiền tệ đảm bảo cho nó.
Ở thời điểm hiện tại, Tether đã phát hành ba đồng token được bảo chứng 100% bằng ba loại tiền tệ Fiat khác nhau là USD, EURO và CNH (Offshore Chinese Yuan). Với mã token lần lượt là USD₮, ERU₮ và CNH₮.
Tether (USDT) hoạt động như thế nào?
Trong whitepaper, Tether mô tả hoạt động của hệ thống khá đơn giản như sau:
Bước 1: Người dùng gửi tiền Fiat (USD) vào tài khoản ngân hàng của Tether Limited.
Bước 2: Tether sẽ tạo và ghi có vào tài khoản của người dùng 1 lượng Tether token (USDT) bằng với số tiền mà người dùng đã gửi.
Bước 3: Người dùng có thể tự do thực hiện giao dịch các Tether token: trực tiếp mua bán, trao đổi trên các sàn giao dịch,…
Bước 4: Khi không còn nhu cầu sử dụng, người dùng có thể chuyển đổi Tether token thành tiền Fiat thông qua nền tảng Tether.
Bước 5: Tether sẽ tiêu huỷ số Tether token đó và gửi tiền Fiat cho người dùng.
Mô hình hoạt động đơn giản của hệ thống Tether.
Như đã đề cập ở đầu bài, Tether phát hành các token có giá trị được bảo chứng 100% bằng các loại tiền Fiat với tỉ lệ 1:1 mà điển hình là USDT.
Điều này làm xuất hiện một câu hỏi nhỏ nhưng có tầm ảnh hưởng lớn đó là: Ai là người kiểm toán lượng tiền trong quỹ dự trữ của Tether để chắc chắn rằng 1 Tether (₮) luôn bằng 1 đơn vị tiền tệ Fiat?
Câu trả lời sẽ được tìm thấy ở những phần sau!
Tại sao chúng ta cần USDT mà không phải USD?
USDT có gì khác so với USD? Một cách hiểu đơn giản, USDT là một phiên bản USD trên Blockchain.
DeFi phát triển kéo theo nhu cầu về Stablecoin, mà đồng USD do chính phủ Mỹ phát hành lại không thể lưu thông trên Blockchain => Do đó Tether đã giải quyết vấn đề này bằng cách đưa USD lên Blockchain.
Bằng cách tạo ra một phiên bản Blockchain của USD là USDT thì giờ đây người dùng có thể tiếp cận với Stablecoin một cách dễ dàng hơn trong môi trường phi tập trung của Crypto.
Phân loại USDT trên các Blockchain
Sau nhiều năm hình thành và phát triển kể từ ngày đồng USDT đầu tiên được phát hành đến nay. Tether đã phát hành các phiên bản USDT trên nhiều nền tảng khác nhau bao gồm Tron, Ethereum, EOS, Liquid, Solana, Alrogand,…. Trong đó, 2 nền tảng được chú ý nhiều nhất là Ethereum và Tron.
USDT trên Ethereum
Nhận thấy yếu điểm về tốc độ giao dịch và phí của Bitcoin Blockchain. Vào tháng 09/2017, Tether đã quyết định phát hành USDT trên nền tảng của Ethereum theo tiêu chuẩn ERC20.
Hiện tại, giá trị của USDT trên nền tảng của Ethereum đạt hơn 2 tỷ đô. Anh em có thể kiểm tra số lượng USDT-ERC20 tại Contract: 0xdac17f958d2ee523a2206206994597c13d831ec7
Đối với USDT-ERC20, anh em có thể lưu trữ trên các ví hỗ trợ tiêu chuẩn này như Coin98 Wallet, MyEtherwallet, Mycrypto, Metamask, Ledger Nano S, Trezor,…
USDT trên Tron
Sau khi phát hành USDT trên Ethereum, Tether đã phát hành thêm USDT theo tiêu chuẩn TRC-20 của Tron vào ngày 16/04/2019.
USDT trên nền tảng khác
Một số phiên bản USDT khác có thể kể đến như:
- USDT – Omni: Phiên bản USDT đầu tiên, được phát hành vào ngày 06/10/2014 trên lớp Layer Omni của Bitcoin Blockchain.
- USDT – EOS: Được phát hành vào ngày 31/05/2019 trên nền tảng EOS.
- USDT – Liquid: Được phát hành vào ngày 29/07/2019 trên nền tảng Liquid.
- USDT – Solana: Được phát hành vào ngày 09/12/2020 trên nền tảng Solana.
- USDT – Alrogand: Được phát hành vào ngày 10/02/2020 trên nền tảng Alrogand.
Cách phân biệt địa chỉ ví USDT trên từng Blockchain
USDT được triển khai trên rất nhiều Blockchain khác nhau, bên cạnh đó, nơi để kiểm tra giao dịch USDT sẽ khác nhau trên mỗi Blockchain khác nhau, do đó anh em cần phải biết cách phân biệt Address trên từng Chain để tránh việc thất lạc cũng như xảy ra những sự việc đáng tiếc.
Khi thực hiện chuyển USDT từ sàn giao dịch đến các ví Non-Custodial, hoặc giữa các ví Non-custodial với nhau thì có một số điểm anh em cần lưu ý như sau:
- Địa chỉ gửi và nhận cần phải cùng Blockchain.
- Đặc biệt chú ý tới thao tác nạp rút trên các sàn giao dịch cần chú ý tới Blockchain đang dùng để gửi/nhận token.
- Khi thực hiện chuyển tiền cần chú ý kiểm tra lại địa chỉ nạp rút có chính xác không.
Dấu hiệu phân biệt địa chỉ ví của một số Blockchain hỗ trợ USDT phổ biến:
Cách phân biệt địa chỉ ví USDT OMNI, ERC20, TRC20.
Lưu ý, các mạng lưới như Binance Smart Chain, Matic (Polygon), Heco, Fantom, Avalanche C-chain,… sử dụng máy ảo Ethereum nên sẽ có địa chỉ ví giống với ERC-20.
Do đó, nếu anh em gửi nhầm từ sàn giao dịch qua một trong các Blockchain này thì chỉ cần thêm mạng lưới tương ứng trong ví của mình và import Smart Contract của Token là Token sẽ hiện ở trên ví của anh em.
Những câu hỏi thường gặp về USDT
Ví USDT là gì?
Như mình có đề cập ở từng loại USDT bên trên, mỗi USDT trên mỗi Blockchain sẽ được lưu trữ trên địa chỉ ví của Blockchain đó.
Bên cạnh đó, ví USDT có thể được chia thành 3 loại sau:
- Ví nóng (hay Hot Wallet) là dạng ví lưu trữ USDT online, trong đó người dùng sẽ nắm giữ Private key để tự bảo mật tài sản của mình. Ví dụ: Coin98 Wallet, Trust Wallet, MetaMask,…
- Ví lạnh (hay Cold Wallet) là những ví vật lý có thể cầm được trên tay. Thông thường, ví lạnh phù hợp cho nhà đầu tư dài hạn, ít khi phải giao dịch, vì mỗi lần giao dịch là khá tốn công. Nhưng đổi lại, độ an toàn của ví lạnh là cực cao. Ví dụ: Ledger, Trezor,…
- Ví sàn là ví được tạo ra trên các sàn giao dịch và người dùng không trực tiếp cầm Private key. Ví dụ: sàn Binance, Remitano,…
Mua USDT ở đâu tại Việt Nam?
Tại Việt Nam, anh em có thể mua USDT trên Remitano, Aliniex, Vicuta…
Ngoài ra, anh em cũng có thể mua USDT bằng cách giao dịch OTC với những người thật sự uy tín! Một trong những thương nhân OTC đã được Coin98 xác minh kỹ càng về độ uy tín và an toàn là Oanh Phạm OTC.
Đào USDT như thế nào?
Tất cả các Tether Token, bao gồm cả USDT đều không thể đào được mà chỉ được phát hành bởi công ty Tether Operations Limited.
USDT có phải là một Altcoin không?
Tất cả các Tether Token, bao gồm cả USDT đều không phải là một loại Altcoin, mà chúng được gọi là Stablecoin.
Tốc độ chuyển USDT là bao lâu?
Tốc độ chuyển USDT sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố, gồm:
- Tốc độ của nền tảng Blockchain mà USDT đó đang sử dụng.
- Số xác nhận giao dịch được quy định bởi sàn giao dịch.
Vì thế, tốc độ chuyển USDT sẽ không có con số cố định.
Tranh cãi xoay quanh giá trị của USDT
Những hoài nghi về Tether (USDT)
Tranh cãi lớn nhất về Tether cũng như USDT đó là ở việc Stablecoin này không thực sự được backed bởi USD. Và nếu điều này là sự thật thì rất nguy hiểm cho thị trường Crypto, khi đó thị trường Crypto sẽ chịu tổn thất nặng nề khi không thực sự có giá trị nào backed đằng sau sự tăng giá.
Ngoài ra, Tether còn có rất nhiều các tranh cãi khác như:
- Có quan hệ mật thiết với Bitfinex: Nhiều chức vụ trong công ty Tether và Bitfinex được đảm nhiệm bởi một người ở vị trí tương đồng. Cộng thêm các vấn đề về việc không được kiểm toán, thì rất có thể có nhiều giao dịch nội bộ không minh bạch được thực hiện giữa 2 công ty.
- Tranh cãi về $850M: Do có quan hệ mật thiết với Tether, trong vụ việc Bitfinex bị tổn thất 850 triệu USD và cáo buộc công ty đã rút từ Tether Treasury để bù đắp lại số tiền này (thông tin chi tiết về sự kiện anh em có thể tìm đọc tại đây).
- Vấn đề bảo mật: Tether trong quá khứ đã trải qua những lần tấn công của Hacker đánh cắp lượng USDT khỏi quỹ dự trữ.
- Không có kiểm toán chính thức: Uỷ ban giao dịch hàng hoá tương lai (CFTC) – Tether đã thuê Friedman LPP để làm đơn vị kiểm toán. Tuy thông tin về lượng tài sản backed USDT đã được xác nhận nhưng đây không phải là một cuộc kiểm toán chính thức.
- …
Vậy trong Treasury Fund của Tether thực sự có gì?
Sau khi New York District Attorney’s office quyết định đình chỉ hoạt động Tether và yêu cầu một khoản nộp phạt là 18.5 triệu USD vì có những hoạt động trái pháp luật. Thì Tether đã đưa ra bản Reserve Breakdown của họ.
Bản Reserve Breakdown của Tether (USDT).
Bản Reserve Breakdown chỉ ra hiện tại có những gì backed sau USDT và các Tether token khác. Như anh em thấy, thì có:
- 75.85% Tether token được backed bởi tiền và các tài sản tương đương tiền cũng như các giấy tờ thương mại.
- Khoảng 24.15% còn lại là các khoản trái phiếu, khoản nợ có đảm bảo và các khoản đầu tư khác.
Đáng lưu ý ở đây là chỉ có 2.9% là tiền mặt ở trong Treasury của Tether.
Và còn một điểm cần lưu ý bản Reserve Breakdown được Tether đưa ra chỉ vỏn vẹn 1 trang giấy và không có đơn vị kiểm toán nào kiểm duyệt.
Các rủi ro bên trong đồng USDT
Nếu thông tin Tether đưa ra bên trên là đúng thì vẫn tồn tại khá nhiều rủi ro đối với lượng USDT được lưu hành ở ngoài kia.
Có khoảng 24.15% là các khoản trái phiếu, khoản nợ có đảm bảo. Giả sử các tài sản này được đảm bảo có chất lượng tín dụng cao (rủi ro thấp), thì vẫn còn tới hơn 75% trong Fund của Tether là các tài sản rất khó để đánh giá giá trị.
Trong khoảng 75.85% tài sản trên thì có tới 24.2% là Fiduciary Deposits và 65.39% là Commercial Paper (anh em có thể hiểu đơn giản là công ty nào nợ Tether thì giữ những giấy tờ này).
Chúng ta không biết các công ty này là ai? Điểm tín dụng như thế nào? Cũng như không biết liệu thực sự có tồn tại các công ty này không? Do đó vẫn còn rất nhiều rủi ro về Tether cũng như USDT.
Điều đó sẽ dẫn đến có nhiều FUD về USDT sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai, tuy nhiên rủi ro này hiện tại đã được giảm bớt khi hiện tại USDT không còn giữ vị trí độc tôn trên thị trường Crypto.
Ngoài ra, với việc bang New York trong nhiều năm đã điều tra về Tether nhưng không có bằng chứng nào về việc không có đủ tài sản để backed Tether Token và in khống, thì anh em hiện tại có thể tạm thời yên tâm về các vấn đề của Tether.
Sẽ ra sao nếu USDT sụp đổ?
Tether USD (USDT) sẽ sụp đổ khi giá trị tài sản Treasury nhỏ hơn tổng cung hiện tại. Đồng thời, phải có một hiện tượng rút tiền hàng loạt diễn ra (bank run).
Giả sử vào một ngày đẹp trời, khi đó tổng cung của USDT là 80 tỷ mà giá trị Treasury của Tether chỉ có khoảng 70 tỷ (và bị phát hiện). Khi đó, nếu hiện tượng rút tiền hàng loạt diễn ra (người dùng lấy USDT để đổi lấy USD về) thì sẽ chỉ có 70 tỷ USDT là có giá $1, và 10 tỷ USDT còn lại sẽ không có giá trị gì.
⇒ Lúc này, hiện tượng de-peg của USDT sẽ diễn ra.
Thị trường lúc này dù đang trong trạng thái Bull run hay Bear market cũng sẽ thấy khá hoảng loạn do hiệu ứng tiêu cực của sự kiện de-peg một đồng Stablecoin vốn hoá lớn nhất thị trường.
Điều đầu tiên chúng ta sẽ thấy đó chính là mọi người sẽ swap USDT qua các đồng Stablecoin khác như DAI, USDC ⇒ Đẩy giá của những đồng này lên cao.
Nếu trong Uptrend, thì có thể chúng ta sẽ thấy động thái swap USDT qua các loại tài sản khác vì upside potential ⇒ Điều này có thể sẽ không ảnh hưởng tiêu cực lắm đối với thị trường.
Còn trong Downtrend, thì khả năng cao mọi người sẽ có động thái hoảng loạn ⇒ Theo đó swap tài sản của mình qua USDT để có thể redeem nhanh nhất có thể để tài sản của mình không nằm trong số 10 tỷ USDT không còn giá trị kia.
⇒ Điều này sẽ dẫn tới các hiện tượng thị trường Flash crash, sụt giảm nhanh chóng, các Lending Protocol thanh lý tài sản làm tình hình càng trở nên tồi tệ hơn.
Do đó khi rủi ro sụp đổ của USDT diễn ra thì sẽ là một kịch bản vô cùng xấu đối với thị trường Crypto.
Các số liệu cần biết về USDT
Có một số số liệu về USDT anh em cần theo dõi để nắm bắt được tình hình của thị trường hiện tại.
Tổng vốn hoá USDT
Do USDT chiếm phần lớn thị phần trong mảng Stablecoin (khoảng hơn 60%), nên theo dõi chỉ số vốn hoá USDT có thể đánh giá được một cách khá toàn diện động thái của thị trường thế nào.
Dựa theo dữ liệu lịch sử cho thấy, vốn hoá của USDT từ trước đến giờ vẫn theo xu hướng tăng dù trong những đợt điều chỉnh mạnh cũng như mùa đông Crypto trong giai đoạn 2018 – 2019, cho thấy thị trường từ trước đến giờ vẫn tiếp tục tăng trưởng.
Vốn hóa thị trường của USDT.
Có một điểm anh em cần chú ý đó là số liệu về vốn hoá của USDT trong 2 đợt điều chỉnh mạnh của BTC vào năm 2018 và 2020 là rất khác nhau:
Vốn hoá USDT trong thời kỳ BTC đi ngang trong năm 2018.
Có thể thấy vốn hoá USDT tăng liên tục đến tháng 7/2018 (khoảng 6 – 7 tháng khi BTC đạt đỉnh), đã có đợt giảm mạnh (từ khoảng 3.5 tỷ USD xuống chỉ còn 2 tỷ USD) giai đoạn này giá cả BTC đi ngang nhưng vốn hoá USDT giảm mạnh. Cho thấy nhiều nhà đầu tư không đủ kiên nhẫn đã rời khỏi thị trường.
Số liệu từ đợt điều chỉnh 2020 lại cho thấy rất khác.
Vốn hóa USDT trong đại dịch Covid 19 tháng 3/2020.
Trong giai đoạn này dù BTC giảm rất mạnh do chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid 19, tuy nhiên trong đợt này, vốn hoá USDT lại đi ngang, cho thấy nhiều nhà đầu tư không rời khỏi thị trường, và đó là cơ sở để BTC có đợt tăng trưởng mạnh sau đó về lại đỉnh trước dịch.
Trở lại năm 2021, anh em có thể thấy dù BTC điều chỉnh rất mạnh nhưng vốn hoá USDT vẫn tiếp tục tăng. Điều này cho thấy có thể nhiều nhà đầu tư không rời khỏi thị trường, thậm chí còn có thêm những dòng tiền mới đang chờ đợi cơ hội.
Số lượng USDT trên các sàn giao dịch
Một chỉ số nữa về USDT anh em cần theo dõi đó là lượng USDT inflow (đi vào) và outflow (đi ra) cũng như lượng USDT trên các sàn giao dịch.
Các chỉ số này anh em có thể theo dõi được tại Crypto Quant (tại đây) hoặc Glassnode (tại đây), thông thường anh em có thể theo dõi những chỉ số này và có những đánh giá như sau:
- Nếu lượng USDT trên các sàn giao dịch đang ở mức cao thì có thể đây là dấu hiệu có dòng tiền mới gia nhập thị trường, hoặc là các nhà đầu tư đã chốt lời và chờ đợi vùng giá tốt hơn để mua.
- Nếu lượng USDT trên các sàn giao dịch giảm mà giá đang có xu hướng tăng thì đây là dấu hiệu cho việc dòng tiền đẩy vào thị trường đang có dấu hiệu suy yếu. Và nếu giá có xu hướng đi ngang hoặc đi xuống thì có thể kết luận nhiều nhà đầu tư đang rời khỏi thị trường.
- Nếu lượng USDT inflow trên các sàn giao dịch tăng thì có thể có nhiều nhà đầu tư đang đổ vào thị trường Crypto, và ngược lại khi Outflow tăng thì có thể các nhà đầu tư đang chán nản và rời khỏi thị trường.
USDT trên các Blockchain khác nhau
Stablecoin là một mảnh ghép quan trọng trong các hệ sinh thái. USDT cũng là Stablecoin có vốn hoá lớn nhất, do đó việc theo dõi các chỉ số về USDT trên các Blockchain sẽ đánh giá được phần nào xu hướng của dòng tiền.
Tổng cung hiện tại của USDT là khoảng hơn 62 tỷ USD và được phân bổ trên các Blockchain như sau:
- Tron: 32 tỷ USD.
- Ethereum: 30 tỷ USD.
- Bitcoin: 1.34 tỷ USD.
- Solana: 190 triệu USD.
- EOS: 100 triệu USD.
- Algorand: 94 triệu USD.
- SLP: 6 triệu USD.
- Liquid: 37 triệu USD.
Tổng cung của USDT được phân bổ trên các Blockchain.
Việc USDT được hỗ trợ giao dịch trên một mạng lưới Blockchain cũng có thể là một tin tức để anh em có thể dự phóng hệ sinh thái đó sắp có sự tăng trưởng (do đã có cơ sở hạ tầng về Stablecoin khá vững chắc).
Sự tăng trưởng của tổng cung USDT trên các Blockchain khác nhau.
Hiện tại như anh em có thể thấy, USDT được issue trên Tron là cao nhất (do đây là mạng lưới chính được Tether sử dụng để phát hành Token của mình).
Ở vị trí thứ 2 đó là Ethereum, và tốc độ tăng trưởng USDT đang không ngừng tăng lên. Cùng với vị trí dẫn đầu và xu hướng chuyển dịch qua Layer 2 cũng như phí Gas trong thời gian gần đây của Ether là khá rẻ, thì rất có thể Ethereum cùng các nền tảng Layer 2 sẽ tiếp tục duy trì vị thế đứng đầu và Lead Trend sắp tới.
Các nền tảng khác như Solana, EOS, Alrogand,… thì các con số này là khá nhỏ không đáng kể. Hiện tại USDT trên Solana mới chỉ đạt 190 triệu USD.
Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của rất nhiều nền tảng DeFi (các ứng dụng tài chính phi tập trung) thuộc mảnh ghép Stablecoin, hoặc với trường hợp như Binance Smart Chain phát triển BUSD là Stablecoin riêng, thì anh em cũng cần phải đánh giá thêm nhiều các yếu tố khác khi dự phóng sự tăng trưởng của hệ sinh thái dựa trên USDT.
Một số đối thủ của USDT hiện tại mình có thể kể đến như là USDC, BUSD, UST, DAI,…
Bảng so sánh USDT với các đồng Stablecoin khác.
Như vậy, như anh em có thể thấy hiện tại thị trường Stablecoin đã không như trước kia với một mình USDT ở vị trí độc tôn nữa, hiện nay đã có sự xuất hiện của rất nhiều đối thủ với tốc độ tăng trưởng vượt trội.
Và khi đầu tư vào một hệ cụ thể, anh em nên chú ý thêm một số chi tiết như: Stablecoin chính của hệ đó là gì, tốc độ tăng trưởng của chúng ra sao,… những chi tiết này có thể là chỉ báo rất tốt giúp anh em nhận ra dòng tiền đang dịch chuyển đi đâu.
Cụ thể việc tìm kiếm cơ hội đầu tư dựa trên các chỉ số về USDT trên Blockchain thì mình sẽ đề cập tại phần sau của bài viết.
Giá USDT trên thị trường Peer-to-Peer
Đây là yếu tố khá khó để quan sát, do anh em sẽ phải theo dõi giá cả trong thời gian dài để có thể đưa ra được nhận định chính xác, và không có nguồn nào mình thấy là chính xác hoàn toàn để theo dõi đối với chỉ số này.
Như mình hay theo dõi dữ liệu về các cặp tỷ giá USDT/VND, USDT/EUR, USDT/CNY, … trên Binance P2P hoặc Remitano.
Giá USDT trên thị trường P2P còn phản ánh được nhu cầu với thị trường Crypto. Nếu anh em chú ý thì giá USDT theo tỷ giá với VND cách đây khoảng 1 – 2 tháng đều được duy trì trên mức 24,000 VND/USDT, thậm chí có thời điểm giá còn lên tới trên 25,000 VND.
Tuy nhiên, hiện tại giá USDT mình theo dõi chỉ khoảng 23,700 VND, cho thấy có khá nhiều người đã rời khỏi thị trường trong cú điều chỉnh mạnh vừa rồi. Ngoài ra, anh em cũng cần phải theo dõi tỷ giá trên nhiều thị trường khác để có những đánh giá chính xác về dòng tiền.
Tìm hiểu thêm về các cú điều chỉnh mạnh của thị trường trong lịch sử khi Bitcoin sập và kéo theo sự sụp giảm của toàn thị trường Crypto ngay!
Tìm kiếm cơ hội đầu tư với USDT
Stablecoin là một mảnh ghép rất quan trọng trong bất cứ hệ sinh thái nào. Do việc hiện nay USDT chiếm phần vốn hoá lớn trên thị trường Stablecoin, nên việc theo dõi các số liệu về USDT có thể đánh giá được phần nào sự dịch chuyển của dòng tiền.
Một số số liệu anh em có thể theo dõi để dự phóng dòng tiền đó là:
- Vốn hoá của USDT.
- Tốc độ tăng trưởng vốn hoá.
- Khối lượng giao dịch USDT trên hệ sinh thái.
Các thông tin này anh em có thể tìm thấy ở mục Data của The Block tại đây.
Về vốn hoá USDT cũng như số lượng USDT được issue trên một hệ sinh thái trong Crypto thì anh em nên chú ý và cập nhật hàng ngày. Với việc USDT có tốc độ tăng trưởng nhanh trên hệ sinh thái đó sẽ là một dấu hiệu cho việc hệ đó sắp tăng trưởng mạnh trong tương lai.
Một Case Study anh em có thể thấy rất rõ đó là hệ sinh thái Solana (tuy Stablecoin chính trong hệ này là USDC).
Tổng cung của USDT trên hệ sinh thái Solana.
Nếu anh em truy cập vào The Block để Tracking Data sẽ thấy lượng USDT đột ngột tăng mạnh vào ngày 16/03/2021.
USDT trên Solana đột ngột tăng mạnh vào ngày 16/03/2021.
Như anh em có thể thấy thì sau đó giá SOL đã có mức tăng vượt bậc sau khi lượng USDT trong hệ sinh thái tăng trưởng mạnh.
Đây là một chỉ báo khá hay để dự phóng được dòng tiền và tìm kiếm cơ hội đầu tư. Anh em hoàn toàn có thể sử dụng cách này để đánh giá về dự phóng đối với các hệ sinh thái khác, tuy nhiên, cần chú ý xem hệ đó sử dụng Stablecoin chính là gì để có được đánh giá chính xác hơn.
Lời kết
Mình hy vọng bài viết có thể giúp anh em hiểu được Tether USDT là gì và cung cấp cho anh em những góc nhìn sâu hơn về USDT, những tranh cãi và các rủi ro tiềm ẩn cũng như các FUD có thể có về USDT trong tương lai.
Ngoài ra, qua bài viết mình còn giới thiệu đến với anh em một số cách để quan sát thị trường thông qua các chỉ số của USDT, cũng như cách sử dụng chúng để tìm kiếm các cơ hội đầu tư với USDT.