Please enter CoinGecko Free Api Key to get this plugin works.
12 Tháng 10, 2022

TÂM LÝ GIAO DỊCH

1. Tâm lý giao dịch (Trading Psychology) là gì ?

     Khi tham gia vào thị trường tài chính và tham giao dịch tài chính (trading), mỗi người trong chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi việc tài khoản của mình tăng/giảm giá trị khi giá cả của tài sản mình đang giao dịch bị thay đổi. Việc đó dẫn tới các loại cảm xúc của bản thân xuất hiện và phản ứng lại với từng động thái của thị trường. Tất cả các loại cảm xúc đó sẽ thúc đẩy người tham gia giao dịch (trader) cảm thấy rằng mình cần phải “làm gì đó” và sau đó thực hiện các hành vi mua/bán, chúng được gọi chung là tâm lý giao dịch. Việc chúng ta kiếm được lợi nhuận hay thua lỗ trong thị trường phụ thuộc rất nhiều vào những hành động bị thúc đẩy bởi tâm lý giao dịch, một người có tâm lý giao dịch phù hợp sẽ kiểm soát bản thân tốt và tránh được những hành động dễ gây thua lỗ từ đó cải thiện kết quả của quá trình giao dịch.

2. Phân loại tâm lý giao dịch

     Tâm lý giao dịch nhìn chung có nhiều kiểu phân loại, nếu xét dựa trên tính chất của năng lượng cảm xúc ảnh hưởng trực tiếp lên cá nhân thì tâm lý giao dịch thường được chia thành 2 loại đó là tâm lý tiêu cực tâm lý tích cực.

     Tâm lý tích cực thường hình thành do các loại cảm xúc tích cực như vui sướng, thoả mãn, hưng phấn, tự tin, … gây ra. Chúng thường xuất hiện khi những người tham gia giao dịch đạt được kết quả tốt, thị trường chạy theo những gì người đó mong muốn, thắng liên tục 1 chuỗi các giao dịch, nhìn thấy những cơ hội “mình cho là tốt” … Tâm lý này thường thúc đẩy lòng tham, khiến các trader tham gia giao dịch nhiều hơn, với khối lượng giao dịch lớn hơn và kém thận trọng hơn (một người đang thắng liên tục và có nhiều lãi sẽ có xu hướng không sợ thua lỗ do vậy sẽ thường không cân nhắc kỹ trước khi giao dịch nữa), …

     Tâm lý tiêu cực thường hình thành do các loại cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, đau khổ, chán nản, mất niềm tin, … gây ra. Chúng thường xuất hiện khi những người tham gia giao dịch bị thua lỗ, khi thị trường đa phần chạy không theo những gì người đó mong muốn, thua lỗ liên tục, chốt lãi thì chốt non lúc lỗ thì lỗ nặng, … Tâm lý này thường thúc đẩy sự sợ hãi, khiến các trader mất niềm tin vào bản thân và thúc đẩy các loại hành vi phi lý trí dẫn tới thua lỗ nặng hơn hoặc bỏ lỡ những cơ hội đáng ra có thể nắm bắt được, không thể bình tĩnh nhìn nhận vấn đề một cách khách quan nữa, …

      Nếu xét về cảm xúc chung của đám đông theo dạng tâm lý bầy đàn thì tâm lý giao dịch của thị trường có thể được chia thành 2 loại chính là tâm lý tham lamtâm lý sợ hãi.

      Tâm lý tham lam sinh ra khi những người tham gia giao dịch nhìn thấy được cơ hội kiếm tiền một cách dễ dàng và cảm thấy rằng mình có thể nắm bắt được nó. Tâm lý này thường xuất hiện khi những người tham gia giao dịch nhìn thấy sự biến động giá mạnh của mã giao dịch mà mình đang quan tâm hoặc nhìn vào số lợi nhuận lớn mà người khác kiếm được, điều đó khiến họ xuất hiện ý nghĩ có thể kiếm tiền một cách nhanh chóng và sợ bỏ lỡ cơ hội. Tâm lý tham lam xuất hiện nhiều nhất trong thị trường tăng giá mạnh (uptrend) khi mà giá trị các mã giao dịch tăng nhanh chóng và ít điều chỉnh, khi các loại tin tức tốt về thị trường liên tục được tung ra,… khiến cho người tham gia giao dịch vào lệnh một cách vô tội vạ, không kiểm soát rủi ro với mong muốn tối đa hoá lợi nhuận từ tất cả mọi giao dịch mình tham gia, từ đó gia tăng rủi ro của chính bản thân.

      Tâm lý sợ hãi sinh ra khi những người tham gia giao dịch bị thua lỗ nhiều, liên tục vấp phải sai lầm và khiến tài khoản sụt giảm một cách nhanh chóng, mất niềm tin vào bản thân, cảm thấy đâu đâu cũng chỉ toàn sự nguy hiểm. Tâm lý này thường xuất hiện nhiều nhất ở các pha giảm giá trị mạnh với biên độ lớn của thị trường, khiến giá trị tài khoản những người đang nắm giữ các loại tài sản bị sụt giảm giá trị với tốc độ rất nhanh, dẫn tới việc đám đông sợ hãi về việc tài sản mình nắm giữ có thể bốc hơi và liên tục bán tháo nhằm “chạy trước khi quá muộn”, thường đi kèm với các tin tức xấu. Đặc điểm của tâm lý này là thôi thúc người tham gia giao dịch trở nên sợ hãi và đề phòng thái quá đối với thị trường dẫn tới việc bỏ lỡ nhiều cơ hội và hành động cảm tính hơn, họ thường sẽ bắt đầu sợ lỗ, sợ vào lệnh, chốt non, nhìn chart (đồ thị giá) liên tục và phá kỷ luật cắt lỗ sớm hơn dự tính khi chưa tới điểm cắt lỗ, …

3. Tại sao cần phải tìm hiểu và rèn luyện cho bản thân một tâm lý giao dịch tốt ?

     Như đã đề cập đến trong phần phân loại tâm lý giao dịch bên trên, các loại cảm xúc xuất hiện thúc đẩy mỗi người tham gia giao dịch cảm thấy mình cần phải làm gì đó để thoả mãn cảm xúc của bản thân, và những hành vi đó mang tính chất cảm tính rất lớn.

     Ví dụ: Khi chúng ta cảm thấy tham lam, sợ lỡ cơ hội >> gia tăng khối lượng giao dịch, vào lệnh bất chấp, … Ngược lại khi chúng ta cảm thấy sợ hãi >> bán tháo, cắt lỗ linh tinh, sợ vào lệnh, … Những hành động này thường là hành động dẫn tới việc thua lỗ trong giao dịch.

     Có thể thấy ngay rằng khi bị cảm xúc dẫn lối hành vi của mỗi người chúng ta cũng từ đó thay đổi theo một cách nhanh chóng. Như vậy với một tâm lý giao dịch yếu kém và bất ổn, người tham gia giao dịch không thể nào duy trì các hành vi mua/bán một cách lý trí được nữa, dẫn tới việc kỷ luật giao dịch dễ dàng bị phá vỡ tạo ra rủi ro lớn hơn trong quá trình giao dịch cũng như ảnh hưởng tới sự khách quan khi nhận định về thị trường.

TÌM HIỂU THÊM VỀ TÂM LÝ GIAO DỊCH CŨNG NHƯ CÁCH RÈN LUYỆN TÂM LÝ GIAO DỊCH TẠI GROUP CỦA TC1%:

Group TC1% Public: link group free trực tiếp

Channel TC1% Public (tín hiệu free và bonus hướng dẫn quản lý vốn): link channel free trực tiếp

Channel TC1% Premium (Tín hiệu sớm và bonus series video kiến thức độc quyền của TC1%): Hướng dẫn tham gia Premium

Rate this post
Chia sẻ:
Pin Share
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
RSS
Follow by Email
icons8-exercise-96 chat-active-icon chat-active-icon