I. KHÁI NIỆM
– Hầu hết như tất cả các thị trường tài chính khác, chúng ta có thể tham gia giao dịch coin (crypto currency) tự do trên các sàn giao dịch trung gian để kiếm lợi nhuận. Từ một số vốn nhất định mỗi người chúng ta có thể chọn giao dịch bất kể mã giao dịch nào được niêm yết trên sàn mình tham gia để hưởng lợi từ việc chênh lệch giá cả khi chúng ta tham gia và kết thúc giao dịch. Chúng ta có thể ví các sàn giao dịch như khác khu chợ mà tại đó những người tham gia trao đổi hàng hoá (những đồng coin) với nhau.
– Để tham gia trade coin chúng ta cần phải sở hữu một khoản vốn là các đồng coin để làm đồng tiền trung gian cho các giao dịch của mình, phổ biến nhất là USDT – Tether (1 USDT có giá trị xấp xỉ 1$ tiền mặt và giao động rất ít tuỳ theo tỷ giá tại thời điểm giao dịch) lợi thế của việc dùng USDT là giá trị tài sản của bạn sẽ cực kỳ ít biến đổi khi không tham gia giao dịch (chỉ biến đổi chút ít theo giá trị USDT/VNĐ) do vậy bạn có thể yên tâm dừng giao dịch bất kể lúc nào mình muốn mà không phải lo về chuyện tài sản sẽ sụt giảm mạnh, tiếp đó là BTC – Bitcoin và ETH – Ethereum, việc sử dụng 2 đồng coin này làm trung gian cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng đó chính là số dư tài khoản của bạn sẽ thay đổi theo giá hiện tại của chúng kể cả khi không giao dịch, khi giá BTC và ETH tăng lên số dư tài khoản của bạn sẽ tăng theo và ngược lại sẽ sụt giảm khi giá của chúng giảm. Chúng tôi khuyên bạn nên dùng USDT nếu là người mới để giảm thiểu rủi ro cho bạn những lúc vốn hoá thị trường sụt giảm.
– Để có thể tham gia giao dịch trên sàn, các bạn bắt buộc phải tạo tài khoản thành viên sàn và nạp tiền (coin) vào ví của tài khoản đó. Về bản thân thì tôi khuyến nghị các bạn nên giao dịch trên Binance – Sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới hiện nay. Các bạn có thể xem hướng dẫn tạo tài khoản Binance và KYC *(xác minh danh tính) chi tiết. Ưu điểm của Binance là volume (khối lượng) giao dịch lớn, nhiều loại mã giao dịch để lựa chọn, spread (trượt giá) thấp, phí vào lệnh thấp (nếu bạn dùng BNB – Binance coin để làm phí giao dịch thì còn thấp hơn nữa), cơ chế quản lý lệnh và giao diện của Binance còn rất tiện dụng và thân thiện với người dùng.
II. PHÂN LOẠI CÁC HÌNH THỨC TRADE COIN TRÊN BINANCE
- SPOT (GIAO NGAY)
– Giao dịch giao ngay SPOT là hình thức giao dịch truyền thống mà giao dịch kết thúc tại 1 điểm (spot) duy nhất (trong trường đối với coin hợp ngay lập tức còn với chứng khoán là T+2) trong dòng thời gian dưới dạng “Tiền trao – cháo múc”. Sau khi giao dịch kết thúc người mua/bán sẽ sở hữu vĩnh viễn mặt hàng mình đã sử dụng để trao đổi trong giao dịch. Dễ hiểu hơn ví dụ như bạn dùng 1000 USDT để mua một số Bitcoin tương ứng với giá trị hiện tại, bạn sẽ sở hữu chỗ Bitcoin đó mãi mãi khi giao dịch kết thúc. Sau đó bạn có thể tiếp tục nắm giữ hay bán chỗ Bitcoin mình sở hữu bất kể lúc nào bạn muốn.
– Đặc điểm của giao dịch SPOT: vì là giao dịch mua/bán truyền thống và sở hữu nên chúng ta chỉ có thể kiếm được tiền khi mặt hàng mình sở hữu tăng giá trị, bù lại thì vì giao dịch đã kết thúc và chúng ta có quyền sở hữu nên không phải trả thêm bất kỳ chi phí phụ nào nếu nắm giữ đồng coin đó trong thời gian dài (đương nhiên giá trị tài sản nắm giữ vẫn sẽ biến động theo giá cả hiện tại của thị trường).
Xem thêm: hướng dẫn giao dịch Spot cơ bản trên Binance.
- MARGIN EXCHANGE (GIAO DỊCH SỬ DỤNG ĐÒN BẨY):
– Giao dịch MARGIN EXCHANGE là hình thức giao dịch sử dụng đòn bẩy. Đầu tiên bạn sẽ thế chấp số vốn mình có (USDT hoặc BTC hoặc 1 đồng coin nào đó mà sàn chấp nhận có thể sử dụng để làm tài sản thế chấp). Sau đó bạn sẽ có thể vay tiền của sàn dựa vào số tiền mình đã thế chấp để thực hiện giao dịch mình mong muốn (tức là có thể giao dịch với số tiền lớn hơn số tiền mình sở hữu, khác với spot là bạn chỉ có thể giao dịch đúng với số tiền mình có). Sàn sẽ thu phí tiền lãi định kỳ theo giờ dựa trên số tiền bạn đã vay (vì tiền lãi tính theo % nên khi bạn vay càng nhiều thì đương nhiên tiền lãi phải trả định kỳ sẽ tăng lên theo).
*Lưu ý là khi bạn đã vay tiền của sàn, tiền lãi sẽ được tính ngay khi hoạt động vay hoàn tất, bạn có sử dụng số tiền đã vay hay không sử dụng lãi vẫn sẽ tiếp tục tính cho tới khi bạn hoàn trả toàn bộ cả vốn lẫn lãi của số tiền đã vay.
– Hình thức giao dịch này mang lại cả cơ hội và rủi ro lớn hơn đối với người giao dịch. Tuy rằng cũng là giao dịch sở hữu nhưng số vốn bạn thế chấp với sàn có thể bị thanh lý nếu khoản lỗ trong các giao dịch của bạn tiệp cận số tiền thế chấp đó. Khi việc thanh lý xảy ra số vốn bạn thế chấp sẽ được thanh lý để sử dụng trả tiền lãi (tính theo số tiền và số thời gian bạn vay tiền của sàn) và trả cho số tiền lỗ của bạn trong các giao dịch hiện tại.
Xem thêm: hướng dẫn giao dịch Margin cơ bản trên Binance.
- FUTURES (HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI)
– Giao dịch FUTURES (HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI) nghĩa là gì ?
Khi đọc định nghĩa về hợp đồng tương lai tra trên google sẽ có rất nhiều bài viết khiến bạn rối trí và cảm thấy khó hiểu, tại đây chúng tôi sẽ diễn đạt một cách đơn giản và dễ hình dung nhất để tiết kiệm cho bạn hàng giờ nghiên cứu. Trong trade coin, hình thức giao dịch hợp đồng tương lai nghĩa là bạn sử dụng một tài sản cố định làm thế chấp (thường là USDT), sau đó bạn có thể tuỳ ý đặt cược vào tương lai của một đồng coin nào đó để kiếm lợi nhuận dựa trên chênh lệch giá giữa hai thời điểm mà không cần thiết phải sở hữu đồng coin đó. Ngoài ra còn có thể sử dụng đòn bẩy (đọc bài viết về đòn bẩy tại đây) để vay tiền của sàn và vào lệnh với một vị thế lớn hơn số tiền bạn đang sở hữu trong tài khoản của mình.
Ví dụ: Bạn có 1000 USDT. Giá BTC(Bitcoin) hiện tại là 40.000 USDT/BTC
Nếu bạn nhận định rằng trong thời gian sắp tới BTC sẽ tăng, nếu sử dụng đòn bẩy x10 bạn có thể mở một vị thế LONG tối đa trị giá (position size) 10.000 USDT để đánh cược rằng BTC sẽ tăng giá trong tương lai. Khi BTC tăng giá lên 42.000 USDT/BTC (tức tăng giá 5% so với mốc giá 40.000 USDT/BTC) và bạn đóng vị thế của mình tại thời điểm đó, số tiền lãi của bạn sẽ là 5% x 10.000 = 500 USDT và ngược lại, nếu BTC giảm 5% giá bạn sẽ lỗ 500 USDT.
Lưu ý rằng bạn chỉ sở hữu 1000 USDT, nên nếu vị thế của bạn có số lỗ lớn tiệm cận với con số 1000 USDT vị thế của bạn sẽ bị thanh lý, số tiền ký gửi của bạn sẽ được sàn thu hồi để trả cho số lỗ trong hợp đồng của bạn và bonus thêm 1 chút phí bảo hiểm rủi ro trung gian của sàn.
Xem thêm: hướng dẫn giao dịch Futures cơ bản trên Binance.
2.2.3 MỘT SỐ THUẬT NGỮ THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG TRADE COIN
- PUMP: chỉ việc một đồng coin nào đó tăng giá mạnh
- DUMP: chỉ việc một đồng coin nào đó giảm giá mạnh
- ALTCOIN: chỉ các đồng coin khác với bitcoin
- BUY: Mua
- SELL Bán
- LONG: mua/mở vị thế theo chiều tăng/đánh cược vào việc tăng giá trong thị trường tương lai (Futures)
- SHORT: bán khống/mở vị thế theo chiều giảm/đánh cược vào việc giảm giá trong thị trường tương lai (Futures)
- HODL (một số người gọi là HOLD vì từ Hold tiếng Anh nghĩa là nắm giữ) – Hold On for Dear Life: chỉ việc một người nắm giữ, sở hữu một đồng coin trong thời gian dài để chờ bằng được tới khi có lãi hoặc giá trị đồng coin tăng đến mức mong muốn.(những người thực hiện hành động này được gọi là HODLER hoặc HOLDER)
- BEAR/BEARISH: chỉ xu hướng giá giảm
- BULL/BULLISH: chỉ xu hướng giá tăng
- FOMO – Fear Of Missing Out: Sợ lỡ cơ hội, chỉ việc một người khi thấy giá giao động và muốn nhảy vào giao dịch ngay lập tức bất chấp rủi ro vì sợ để lỡ mất cơ hội kiếm tiền.
- FUD – Fear, Uncertainty & Doubt: Chỉ tình trạng hoang mang lo sợ, không chắc chắn, bất an của những người nắm giữ các đồng coin khi nghe được các tin tức xấu. FUD thường gây ra tình trạng sợ hãi bán tháo (PANIC SELL) của những người nắm giữ coin vì họ sợ rằng tài sản của mình sẽ sụt giảm giá trị mạnh trong thời gian tới.
- MOON: chỉ việc một mã giao dịch tăng giá cao và liên tục (ám chỉ rằng giá sẽ tăng lên tới tận trời cao như mặt trăng vậy)
- MARKET CAPITALIZATION – Vốn hoá thị trường: tổng giá trị của toàn bộ tài sản lưu hành trong trị trường.
- SHIT COIN – coin rác: Chỉ các đồng coin vốn hoá thấp và dự án không mang giá trị thực tiễn, chủ yếu dùng để làm giá và ăn lợi nhuận.
- ATH – All Time High: Đỉnh/mốc giá cao nhất trong lịch sử của một đồng coin từ khi xuất hiện.
- ATL – All Time Low: Đáy/mốc giá thấp nhất trong lịch sử của một đồng coin từ khi xuất hiện.
- VOLUME : Khối lượng giao dịch – tức tổng giá trị đã khớp từ các giao dịch, thường tính trong một khoảng thời gian nhất định ví dụ như 1h, 4h, 24h, 1 tuần, 1 tháng, v.v…
- ENTRY – giá vào lệnh : Chỉ giá trị của một đồng coin tại thời điểm khi chúng ta bắt đầu mở một giao dịch.
- STOP-LOSS – Dừng lỗ: Thường được viết tắt là SL, chỉ một mốc giá mà người tham gia giao dịch sẽ chấp nhận rằng mình đã sai và muốn ngừng việc thua lỗ lại bằng cách chấp nhận khoản lỗ hiện tại và thoát khỏi giao dịch hiện có.
- TAKE-PROFIT – Chốt lời: Thường được viết tắt là TP, chỉ một mốc giá mà người tham gia giao dịch sẽ chấp nhận rằng mình đã có lãi đủ và muốn thoát khỏi giao dịch để bảo toàn số tiền lãi mà mình đang sở hữu từ giao dịch hiện tại.
- LIQUIDATION – thanh lý: Khái niệm này chỉ có trong giao dịch sử dụng đòn bẩy như Margin trade hoặc Futures, người Việt Nam chúng ta thường gọi là “cháy”. Chỉ việc số tiền thua lỗ trong giao dịch hiện tại tăng cao tiếp cận giá trị của số tiền mà chúng ta ký quỹ với sàn để vay tiền giao dịch, số tiền đó và vị thế của chúng ta bị thanh lý.
Ví dụ: Bạn có 100 USDT ký quỹ và dùng đòn bẩy x10 để vay sàn và giao dịch với 1 vị thế 1000 USDT. Khi giá chạy ngược hướng mà bạn đặt cược, số lỗ của bạn tăng dần lên (1000 USDT thì giá chạy ngược 1% bạn lỗ 10$) cho tới khi con số đó tiếp cận ngưỡng 100 USDT (tức số tiền bạn thế chấp cho sàn để vay tiền) thì sàn sẽ thanh lý bắt buộc số tiền của bạn để trả nợ và chấm dứt giao dịch vay mượn của bạn.
Ngoài ra còn rất nhiều các thuật ngữ khác, các bạn có thể tham gia Group Public của TC1% để nhận tín hiệu và trao đổi kiến thức tại đây hoặc Tham gia GOLD MEMBER để nhận thêm nhiều kiến thức cũng như tín hiệu giao dịch hơn nữa.